Đề bài: Em hãy viết đoạn văn phân tích những chi tiết chính ở đoạn thơ Mã Giám Sinh mua Kiều
Đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều đã miêu tả cảnh người con gái tài sắc Vương Thúy Kiều trở thành đối tượng mua bán của Mã Giám Sinh. Qua đoạn trích ta thấy được sự kệch cỡm, sành sỏi đến mức vô tình của Mã Giám Sinh, cùng với đó là tâm trạng đầy day dứt, đau đớn của Thúy Kiều về thân phận, cuộc sống của mình sau khi quyết định bán mình.
Mở đầu đoạn trích, tác giả Nguyễn Du đã giới thiệu về nhân vật hỏi vợ đó chính là Mã Giám Sinh, trước sự dắt mối của mụ mối, hắn đã đến “mua” Thúy Kiều với hình thức của một đám hỏi vợ:
“Gần miền có một mụ nào
Đưa người viễn khách tìm vào vấn danh
Hỏi tên, rằng: Mã Giám Sinh
Hỏi quê, rằng huyện Lâm Thanh cũng gần”
Người được dẫn mối là người khách ở xa, theo lời giới thiệu của hắn ta biết được hắn ta là thư sinh của trường Quốc Tử Giám, quê ở huyện Lâm Thanh, trong lời giới thiệu lưu loát có sự chuẩn bị thì ta chưa thể biết rõ hắn ta là người như thế nào, nhưng trong lời giới thiệu của mụ mối hắn là người viễn khách, nhưng hắn lại tự nhận mình ở huyện Lâm Thanh nào đó “cũng gần” đã vô tình đã tạo ra mâu thuẫn trong lời nói.
“Quá niên trạc tuổi tứ tuần
Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao
Trước thầy sau tớ lao xao
Nhà băng dẫn lối đưa vào vấn danh”
Ở những câu thơ tiếp theo, Nguyễn Du đã đi miêu tả hình dáng, trang phục của Mã Giám Sinh, qua đó ta thấy rõ hơn về con người này. Tuy giới thiệu là thư sinh nhưng độ tuổi trạc tứ tuần cũng khiến người ta nghi ngờ. Với độ tuổi không còn trẻ nhưng Mã Giám Sinh lại mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao. Sự chau chuốt này không những không mang lại sự chỉnh chu mà ngược lại nó tố cáo sự kệch cỡm, lố lăng của một con người giả dối. Sự không nghiêm chỉnh, quy củ của thầy tớ Mã Giám Sinh “Trước thầy sau tớ lao xao” khiến cho ta liên tưởng đến những người chủ tớ này không phải quan hệ chủ- tớ mà là quan hệ của những người trao đổi lợi ích, tức là đi thuê.
“ Ghế trên ngồi tót sỗ sàng
Buồng trong mối đã giục nàng kíp ra
Nỗi mình thêm tức nỗi nhà
Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng”
Hành động sỗ sàng của Mã Giám Sinh đã góp phần bộ lộ bản chất của một lẻ vô học, hắn ta ngồi vào vị trí mà lẽ ra đó là chỗ của bậc phụ mẫu. Với tư cách của người hỏi vợ,ngồi vào vị trí ấy là điều cấm kị. Nhưng hắn ta dường như không hề biết mà có thể biết nhưng cố tình làm vì hắn tự cho mình là vị trí trung tâm, người bỏ tiền, người chi phối cuộc mua bán này. Đối lập với cảnh bát nháo bên ngoài, Thúy Kiều mang tâm trạng đau đớn, xót xa trước bước ngoặt lớn nhất của cuộc đời mình, nàng lo lắng cho tương lai, cho số phận đầy going tố của mình sắp tới. Sự lo lắng đau đớn thể hiện ngay trong nét mặt buồn như cúc, điệu gầy như mai:
“Ngại ngùng dợn gió e sương
Ngừng hoa bóng thẹn trông gương mặt dày
Mối càng vén tóc bắt tay
Nét buồn như cúc điệu gầy như mai”
Sau khi thử hết tài năng của Thúy Kiều, Mã Giám Sinh mới quyết định mua Kiều, đến đây bản chất con buôn sành đời bắt đầu bộc lộ rõ nét, hắn ta không chỉ đắn đo món hàng mình sắp mua mà còn cò kè thêm bớt một cách vô liêm sỉ:
“Cò kè bớt một thêm hai
Giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm”
Qua đoạn trích ta càng phẫn uất, căm ghét sự giả dối, bản chất con buôn lọc lõi của Mã Giám Sinh đến đâu thì càng xót thương cho thân phận của nàng Kiều bấy nhiêu, đoạn trích cũng mở ra quãng đời giông tố của Kiều.
Tham khảo thêm những bài văn hay liên quan đến đoạn Mã Giám Sinh mua Kiều:
Phân tích đoạn thơ Mã Giám Sinh mua Kiều (mẫu 1)
Phân tích đoạn Mã Giám Sinh mua Kiều (mẫu 2)
Leave a Reply