Phân tích quan niệm của Nguyễn Tuân” Văn chương cần có sự độc đáo hơn trong bất kì lĩnh vực nào”

Đề bài: Qua tác phẩm Người Lái Đò sông Đà của Nguyễn Tuân hãy chứng minh quan điểm của ông “ Tôi quan niệm đã viết văn thì phải cố viết cho hay và phải viết đúng cái tạng của mình. Văn chương cần có sự độc đáo hơn trong bất kì lĩnh vực nào”

Nguyễn Tuân là người được mệnh danh đi tìm cái đẹp chính vì thế, chúng ta đều thấy trong hầu hết các tác phẩm của ông đều mang vẻ đẹp của sự tìm tòi, khám phá, khơi nguồn những điều chưa ai khơi, và sáng tạo những điều mới lạ. Chính vì thế mới có quan niệm của ông “Tôi quan niệm đã viết văn thì phải cố viết cho hay và phải viết đúng cái tạng của mình. Văn chương cần có sự độc đáo hơn trong bất kì lĩnh vực nào”

Văn chương không phải là sự sáo rỗng, mà đó là sự sáng tạo, tinh hoa của người thi sĩ, cần có sự hiểu biết và am hiểu về cuộc sống, mới viết nên những lời văn không sáo rỗng, nó đậm tính chất nhân văn, thấu hiểu về văn hóa. Một tác phẩm nghệ thuật không chỉ được đánh giá sâu sắc qua nội dung thể hiện mà nó còn chứa đựng trong cả hình thức nghệ thuật, chính vì thể để khơi nguồn những nguồn cảm hứng mới, sáng tạo và độc đáo hơn thì trong bất cứ lĩnh vực nào văn chương cũng cần phải có sự sáng tạo.

Không phải viết theo những khuôn mẫu đã cho, nó cần phải có sự sáng tạo của người nghệ sĩ, sự sáng tạo về cách thức thực hiện, về nội dung cũng như hình thức thể hiện trong tác phẩm, một tác phẩm có giá trị phải là tác phẩm nói được cái hay, tìm ra được cái đẹp, như nguyễn Tuân đã nói: “ đã viết văn thì phải cố viết cho hay” . Tại sao lại có nhận định như vậy, có lẽ là do ông quan niệm về cuộc sống, văn chương là cái đẹp, là cái đẹp của nghệ thuật, chính vì thế những lời lẽ mà văn chương viết ra phải hay để phục vụ cho độc giả.

Mỗi người có một phong cách sáng tác riêng, nó tạo nên một thương hiệu cũng như một dấu hiệu để phân biệt giữa tác giả này với tác giả khác, chính vì thế mỗi người đều khám phá ra những cái của riêng mình, một phong cách nghệ thuật độc đáo và hấp dẫn hơn, hình ảnh đó mở ra cho nền văn học những cái mới mẻ, đó là những nguồn cảm hứng lớn cho nền văn học, một cái nhìn sâu sắc hơn về nghệ thuật, nghệ thuật thể hiện qua nội dung, và cũng thể hiện qua những hình ảnh thể hiện trong tác phẩm.

Sự sáng tạo khám phá ra một tạng văn, một thể loại phù hợp với chính mình đó có lẽ là sự cần thiết và rất đặc biệt đối với mỗi người, nó tạo nên một nguồn cảm hứng riêng, tạo nên sự sinh động, sâu sắc trong từng chi tiết, từng hình ảnh, sự sáng tạo để khám phá ra cái đặc biệt, tài năng và phát triển lĩnh vực đó là một cái đem lại giá trị lớn cho mỗi nhà văn.

Có thể nói nếu như về phần toán học nó phải làm theo những công thức cho sẵn thì nền văn học lại hoàn toàn khác, nó không theo một phong cách nào hết mà đó là sự sáng tạo, tìm tòi thông qua những trải nghiệm của cuộc sống, đó là những khát khao chinh phục cái mới, cái tốt đẹp hơn, những hình ảnh đó gợi lại cho người đọc những cảm nhận sấu sắc riêng về nền văn học.

Quả như Nguyễn Tuân đã từng nói: “ Tôi quan niệm đã viết văn thì phải cố viết cho hay và phải viết đúng cái tạng của mình. Văn chương cần có sự độc đáo hơn trong bất kì lĩnh vực nào” Mỗi nhà văn phải tìm và viết theo sở trường của mình, viết đúng với khát khao, những tài năng mà mình có sẵn và đặc biệt hơn văn học phải là sự sáng tạo, sự khao khát tìm tòi những cái mới, đó là cái thành công mà văn học thể hiện.

Sự đa dạng trong cách nghĩ, sự đa dạng trong cách thể hiện cũng phần nào thể hiện được sự mạnh mẽ trong cách sáng tạo của mỗi nhà thơ. Độc đáo ở trong văn học có thể nói là sự độc đáo về đề tài, cách viết và cách thể hiện, mỗi một tác phẩm đều thành công ở những lĩnh vực khác nhau, nó không chỉ thể hiện những cái riêng biệt, mới lạ mà nó còn thể hiện một vẻ đẹp của chân thiện mĩ.

Văn học là nói về cái đẹp, tôn thờ cái đẹp và chủ nghĩa nhân văn, văn học là sự sáng tạo, độc đáo thăng hoa trong tâm hồn của những người thi sĩ, chính vì thế đây là một lĩnh vực vô cùng sáng tạo, sáng tạo trong cách thức thể hiện và trong cách biểu hiện, ở mỗi một đề tài nó thể hiện một cái nhìn riêng, đó là sự thể hiện sâu sắc, mới mẻ những cái riêng biệt và sâu sắc trong từng lời văn, từng ý nghĩa.

Văn học luôn phải sáng tạo, tìm tòi và phát triển thêm cái mới, phải làm và khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những nguồn chưa có.