Phân tích quan niệm “Thi trung hữu họa” trong cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi

Đề bài: Người xưa quan niệm “thi trung hữu họa”. Hãy làm sáng tỏ quan niệm qua việc phân tích bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi.


Trong kho tàng văn học Việt Nam, văn học trung đại là một bộ phận văn học có nhiều nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật. Người xưa quan niệm rằng “thi trung hữu họa” tức là trong thơ có họa. Nhà thơ Nguyễn Trãi một tác giả lớn trong nền thơ ca Việt Nam đã mang đến cho chúng một bài thơ tiêu biểu cho quan niệm “thi trung hữu họa” của thơ xưa. Đó là bài thơ cảnh ngày hè – bảo kính cảnh giới bài 43.


Bài thơ được sáng tác khi nhà thơ đã xa rời chốn quan trường để trở về làm một lão nông dân sống an nhàn nơi quê nhà. Trong cuộc lánh đục tìm trong, nhà thơ đã có những giây phút tận hưởng cảnh đẹp mùa hè nơi quê nhà. Tức cảnh sinh tình nhà thơ ngâm nga nên những câu thơ trong Cảnh ngày hè:


“Rồi hóng mát thuở ngày trường”


“rồi” nghĩa là rỗi rãi, nhàn hạ, nhà thơ khi trở thành một người nông dân thì thấy nhàn nhã nên ngắm cảnh hóng mát.


Sau nguyên cớ nhàn rỗi nên hóng mát ngắm cảnh nhà thơ vẽ lên một bức tranh thiên nhiên bằng thơ đầy màu sắc, hương thơm, âm thanh và sự vận động phát triển của những sự vật ngày hè.


Trước hết, bức tranh thiên nhiên của Nguyễn Trãi mang đầy màu sắc của những thứ hoa quen thuộc với mùa hè nông thôn:


“Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”

thi trung huu hia trong canh ngay he cua nguyen trai


Những hình ảnh quen thuộc đó là hoa hòe, hoa lựu và hoa sen. Hoa hòe với màu xanh dịu dàng của mình càng tô thêm màu tươi sáng cho bức tường trước nhà. Không chỉ có hình ảnh của hoa hòe dịu hiền mà bức tranh cảnh ngày hè còn được tô điểm bằng hình ảnh của hoa lựu. Những bông hoa màu đỏ tươi trước hiên khiến ngôi nhà của lão nông bần trở nên đẹp hơn. Đưa mắt ra nhìn phía ao đầm ta có thể bắt gặp những bông sen hồng tươi tắn trước nắng hè. Bên này một nụ hoa vẫn còn đang chúm chím nở, bên kia hơn một bông hoa nở xòe khoe cái nhụy vàng đầy phấn lấp lánh.


Bức tranh thiên nhiên ấy không chỉ đẹp bởi màu sắc mà còn thơm ngát mùi hương và có sự vận động phát triển. Hương sen ngoài đầm theo gió thoảng vào ngôi nhà nhỏ khiến cho con người ta cảm thấy thư thái khác thường. Hương thơm ấy như cứu vãn thời tiết khắc nghiệt ngày hè. Hoa sen là loài hoa biểu trưng cho người Việt, từ gốc đến lá, hoa đều có một mùi thơm riêng. Ca dao từng nói “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi buồn”. Dẫu nắng hè gay gắt, dẫu mùa hè đôi khi ít gió nhưng hương sen vẫn tỏa ngát khắp không gian làng quê. Bức tranh kia có sự vận động, hoa hòe xanh dịu dàng mọc thành từng lớp một như “đùn đùn” nhau lên, hoa lựu cũng tự thân mang trên mình màu đỏ tươi tắn, hương thơm sen hồng theo gió thoảng bay. Nhà thơ sử dụng các động từ “đùn đùn”, “phun”, “tiễn” đã thể hiện được sự sinh sôi phát triển mạnh mẽ của thiên nhiên mùa hè.


Một bức tranh vẽ bằng tay thì người ta chỉ cảm nhận được màu sắc, hình ảnh, đường nét của bức tranh ấy nhưng một bức tranh được vẽ bằng ngôn từ thơ ca thì người ta còn có thể cảm nhận được âm thanh trong bức tranh muôn màu ấy:


“Lao xao chợ cá làng Ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương
Lẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương”


Trong bức tranh thiên nhiên với gam màu nóng là gam màu chủ đạo ấy, âm thanh của tiếng chợ cá, tiếng người bán và người mua nói chuyện trao đổi với nhau. Đó là âm thanh của cuộc sống, là âm thanh của chốn làng quê thanh bình. Nhắc đến với mùa hè thì ai cũng nghĩ đến những dàn đồng ca của những chú ve con. Ở đây nhà thơ cũng miêu tả tiếng hát của ve giống như một bản nhạc “ dắng dỏi” mạnh mẽ. Trước những âm thanh của thiên nhiên và của cuộc sống sinh hoạt đời thường nhà thơ muốn một lần có chiếc đàn của vua Ngu Thuấn gảy lên khúc nhạc bình an để cho nhân dân sống no đủ.


Có thể thấy quan niệm của người xưa đã ảnh hưởng đến thơ ca Nguyễn Trãi. Bằng hệ thống ngôn từ đầy ý nghĩa và giàu sức liên tưởng, gợi tả, bằng tài năng sử dụng ngôn từ, khéo léo ghép những vần thơ lại với nhau nhà thơ đã dựng lên một bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc, hương thơm, sự phát triển và âm thanh. Qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước và con người của nhà trí thức trong cuộc lánh đục tìm trong.