Phân tích sự gắn bó tình cảm giữa truyền thống gia đình, truyền thống dân tộc trong bài Những đứa con trong gia đình

Đề bài: Qua nhân vật Việt Chiến, hãy phân tích sự gắn bó tình cảm giữa truyền thống gia đình, truyền thống dân tộc được thể hiện trong tác phẩm.

Nguyễn Thi là nhà văn xuất hiện của nền văn học Việt Nam, ông đã thể hiện trong tác phẩm của mình những giá trị sâu sắc, đó là tình cảm truyền thống gia đình, truyền thống dân tộc qua những chi tiết đặc sắc.

Truyền thống gia đình được thể hiện đó là biểu hiện tình cảm chị em, tình nghĩa với người sinh thành, chi tiết khiêng bàn thơ của gia đình sang gửi nhà chú Năm đã biểu hiện giá trị truyền thống của gia đình, tình yêu cha mẹ, tình yêu thương giữa anh chị em trong gia đình. Biết quan tâm, yêu thương nhau, hình ảnh giành nhau đi tòng quân cũng biểu hiện cả tình cảm gia đình và tình nghĩa với dân tộc, mong muốn đi tòng quân để giữ bình an cho người ở nhà. Nhưng cũng mong muốn phục vụ cho sự nghiệp của đất nước, sự nghiệp của dân tộc.

Sự gắn bó tình cảm giữa truyền thống gia đình và truyền thống dân tộc thể hiện trong tác phẩm này thật sâu sắc, nó biểu hiện lên những giá trị to lớn đối với dân tộc, đối với từng gia đình. Tác phẩm đã biểu hiện những sự gắn bó giữa các thành viên trong gia đình, truyền thống giữa Việt và Chiến biểu hiện những lợi ích to lớn đối với dân tộc, truyền thống của gia đình. Việt và Chiến là người luôn hết mình vì sự nghiệp của dân tộc, hết mình vì sự đấu tranh với dân tộc của mình, truyền thống đó thật cao lớn, nó biểu hiện những nét đẹp to lớn trong truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.

Truyền thống dân tộc biểu hiện ở tinh thần chiến đấu, tham gia kháng chiến Việt là người chiến sĩ kiên cường, bất khuất, luôn hết mình vì sự nghiệp đấu tranh của dân tộc, không quản ngại khó khăn, vất vả, vẫn hy sinh chiến đấu vì dân tộc. Truyền thống dân tộc, biểu hiện sự đấu tranh kiên cường của từng nhân vật trong tác phẩm, họ đều có tinh thần kháng chiến anh dũng, không quản ngại khó khăn, khi Việt bị thương nhưng vẫn nêu cao tinh thần quả cảm với dân tộc Việt Nam.

Tinh thần chiến đấu đó biểu hiện sự quả cảm, anh dũng của chú Năm, của Việt, của Chiến, nhưng người luôn khao khát, nung nấu tâm can diệt tận gốc quân thù để trả thù cho dân tộc, nêu cao được tinh thần dân tộc sâu sắc, họ là những người chiến sĩ cách mạng, trong chiến đấu mặc dù họ là những người chiến đấu anh dũng, luôn hết mình vì sự nghiệp của dân tộc, vì đất nước, luôn vững vàng, vượt qua mọi khó khăn.

Truyền thống gia đình biểu hiện trong tác phẩm này là tình yêu thương đối với người đã khuất, nó biểu hiện sự hiếu thảo của mỗi người, luôn hết mình vì gia đình, luôn hết mình vì những truyền thống quý báu đó, trước khi đi thực hiện nghĩa vụ to lớn đối với đất nước, Việt và Chiến đã khiêng bàn thờ đi gửi chú Năm, hành động này biểu hiện truyền thống to lớn đó là biết coi trọng giá trị gia đình, truyền thống hiếu thuận của gia đình. Đi kháng chiến, nhưng để yên tâm chiến đấu, Việt và Chiến đã khiêng bàn thờ sang gửi nhà chú Năm, mong muốn bàn thờ của má có người chăm sóc.

Truyền thống gia đình và truyền thống dân tộc đã được thể hiện sâu sắc trong tác phẩm, nó biểu hiện những truyền thống đẹp, sự gắn bó giữa mọi truyền thống biểu hiện nét đẹp và tinh thần chiến đấu, tình nghĩa với những người đã khuất. Tác phẩm đã thành công trong việc khắc họa thành công nhân vật trong hai khía cạnh gia đình và truyền thống dân tộc. Những truyền thống đó sâu sắc, khắc họa rõ nét những khía cạnh truyền thống to lớn của dân tộc, của văn hóa. Hai truyền thống này là động lực để những người chiến sĩ của chúng ta hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ.