Phân tích tâm trạng của Mỵ khi thấy A Phủ bị trói trong đêm cuối cùng

Đề bài: Em hãy phân tích tâm trạng của Mỵ khi thấy A Phủ bị trói trong đêm cuối cùng ( tác phẩm Vợ chồng A Phủ)

Tô Hoài đã miêu tả thành công tâm lý nhân vật xuất hiện trong tác phẩm, mỗi chi tiết đều được biểu hiện một cách sâu sắc, rõ nét với những tinh tế, cách thể hiện độc đáo qua cách thức thể hiện, từng nội dung đều được nồng ghép tâm lý của nhân vật. Trong cảnh A Phủ bị trói trong đêm cuối cùng, tâm trạng của Mỵ cũng được tác giả miêu tả thật tinh tế.

Mỵ là người con gái hiền lành, chất phác, có tài thổi sáo, có tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ, nhưng từ khi cô bị bắt sang nhà thống lý Pá Tra những tính cách đó dường như bị cất dấu trong tâm hồn đau khổ, chai sạn của người phụ nữ này. Mỵ phải chịu nỗi đau khổ, bị dằn vặt cả về thể xác lấy tâm hồn, những chi tiết đó biểu hiện một cách sâu sắc qua cách thể hiện của tác giả với hàng loạt chi tiết như: Trong đêm tình mùa xuân, trong đêm đông giá lạnh…

Tâm trạng của Mỵ dường như mang một đặc điểm chung đó là biểu hiện tâm trạng cô đơn, lạnh lẽo, đau khổ xuất phát từ sâu trong trái tim của nhân vật này. Mỵ bị hành hạ cả về thể xác và tinh thần, dường như trong dòng diễn biến tâm lý nhân vật, hình ảnh này xuất hiện là con người lầm lũi, đau khổ trong xã hội, bị áp bức, bóc lột, phải chịu nỗi đau khổ cả về thể xác và lầm lũi trong cuộc sống.

Căn nhà Mỵ ở chỉ có ô vuông bằng bàn tay, không nhìn ra ngoài rõ, cuộc sống tối tăm biểu hiện từ những lầm lũi của nhân vật. Trong đêm đông giá lạnh khi Mỵ nhìn thấy A Phủ bị trói đó, cô vẫn dửng dưng, trái tim của cô dường như vẫn chưa tan ra, nó vẫn bị đông cứng lại trước những hành động đó, nhưng khi nhìn thấy giọt nước mắt của A Phủ, trái tim của cô dường như đang dần mở ra, nó tan chảy tình yêu thương của con người.

Chính giọt nước mắt đó đã khắc sâu vào tâm hồn của những người nông dân nghèo khổ, họ phải chịu cuộc sống cơ cực, khó khăn, lầm lũi trong cuộc sống, giọt nước mắt là thứ để tâm hồn Mỵ thức tỉnh, làm sống lên trong tâm hồn những khoảng trống, những mong ước, thoát khỏi cuộc sống nơi đây.

Chính giọt nước mắt đó làm Mỵ thức tỉnh và quyết định cứu A Phủ khỏi cuộc sống cơ cực, nghèo khổ đó, chính cái nghèo khổ, đói kém đó làm Mỵ bừng tỉnh lên sự sống, vượt qua những khó khăn, gian nan, vượt qua những rào cản của thế lực cường hào và làm nên được những giá trị to lớn trong tác phẩm. Mỗi chi tiết đều được biểu hiện tinh tế, xuất sắc, nó mang giá trị phản ánh hiện thực một cách sâu sắc, chứa đựng những niềm tin, giá trị, biểu hiện giá trị tinh thần to lớn trong tác phẩm.

Giọt nước mắt đó là động lực giúp con người vượt qua được biết bao nhiêu khó khăn trong cuộc sống, dám đấu tranh bảo vệ lấy quyền sống của con người, họ lầm lũi, chịu nhiều đau khổ, nhưng giờ đây họ đang trở nên bừng cháy, thể hiện những khao khát hạnh phúc, mạnh mẽ vươn lên cho cuộc sống, dám đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu trong xã hội này.

Tâm trạng của Mỵ trong đoạn này dường như đang dần bừng tỉnh, đó là bừng tỉnh của niềm tin, của sức sống, Mỵ vượt qua biết bao nhiêu rào cản của cuộc sống, dám đấu tranh để bảo vệ lấy quyền sống của con người, không phải chịu cảnh bị áp bức, hành hạ cả về thể xác và tinh thần nữa.

Tác phẩm đã để lại cho người đọc nhiều suy tưởng sâu sắc, nó ngợi khen tấm lòng nhân đạo của tác giả, trong cách xây dựng nhân vật, mỗi chi tiết đều mang lại những giá trị riêng, nó khắc sâu trong việc phản ánh hiện thực một cách sâu sắc, nhằm ca ngợi tinh yêu thương của con người trong xã hội, phản ánh hiện thực đen tối đang dần chà đạp lấy tâm hồn của họ.

Phân tích diễn biến tâm trạng Mị ở những chặng đường giữa kí ức và hiện thực trong tác phẩm ” Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài