Phân tích tâm trạng của tác giả khi nhớ về Tây Bắc và những người đồng đội trong đoạn thơ sau :

Đề bài : Anh chị hãy phân tích tâm trạng của tác giả khi nhớ về Tây Bắc và những người đồng đội trong đoạn thơ sau :
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”
Bài Làm:

Trong thơ các kháng chiến chống Pháp, có những bài thơ hay viết về người lính như Đồng chí của Chính Hữu, Hoan hô chiến sĩ Điên Biên của Tố Hữu, Nhớ của Nguyên Hồng và đặc biệt là bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng. Đây là một trong những bài thơ hay nhất của Quang Dũng được viết vào năm 1948 khi ông phải rời xa đơn vị cũ và nhớ về những kỷ niệm gắn bó một thời với Tây Bắc, nhớ về những người đồng đội một thời chinh chiến Quang Dũng đã viết nên bài thơ Tây Tiến. Và khổ thơ nói lên hết nỗi lòng của tác giả chính là :

“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”

Tây Tiến – Quang Dũng

Đoạn thơ mở đầu bằng một nỗi nhớ. Nỗi nhớ chất chứa trong long nhà thơ đã cất lên thanh lời: “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!”. Câu thơ vang lên như một lời bộc bạch, lại như lời gọi, trong đó chứa đầy cả sự nhớ nhung và tiếc nuối. Câu thơ bảy chữ có bốn chữ là tên riêng , và đó cũng là nơi gửi chốn về của nỗi nhớ: Vùng đất miền Tây mà sông Mã làm đại diện và đoàn quân Tây Tiến. Nhớ về Tây Tiến trước hết là nhớ về sông Mã con sông đã chứng kiến bao nhiều vui buồn kỷ niệm của người lính. Ba chữ “Tây Tiến ơi” cất lên như một tiếng gọi khẽ lay và tầm hồn người đọc.

Nỗi nhớ đưa nhà thơ vào tâm trạng thái thật đặc biệt, đó là nỗi “nhớ chơi vơi” và khiến cho ký ức hiện lên thành hình, còn các hình ảnh lại trở nên sống động, lung linh trong nỗi nhớ : “Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”.

“Nhớ chơi vơi” là nỗi nhớ không định hình, nỗi nhớ trải dài và rộng từ cảnh vật đến con người, từ sông Mã đến núi rừng Tây Bắc và đoàn bình Tây Tiến. Vì gắn bó sinh tử nên nay xa rồi mới có nỗi nhơ “chơi vơi”. Nỗi nhớ như da diết, triền miên, nỗi nhớ như làm hồn người lơ lửng, bồng bềnh trong không gian và thời gian.

Ở những câu thơ tiếp theo, hình ảnh đoàn quân Tây Tiến như mờ ảo, ẩn hiện trong sương khó, nơi những địa danh xa lại gợi sự hấp dẫn của xứ lạ phương xa lại nhuốm vẻ đẹp huyền ảo. “ Sài Khao sương lấp đoàn quân Mỏi. Mường Lát hoa về trong đêm hơi”.

Những địa danh xa lạ như Sai Khao, Mường Lát được nhắc đến với bao yêu thương. Quang Dũng là một trong nhiều nhà thơ đã gợi nhớ trong hồn người, trong địa danh, những tên làng, tên núi. Những địa danh này đã từng gắn bó thân thiết với tác giả với những kỷ niệm với đầy đã đi sâu vào tiềm thức của nhà thơ. Ngoài ra, những địa danh này còn khiến người đọc hình dung đến những vùi đất hoang vu hẻo lánh nơi “thâm sơn cùng cốc”.

Nhớ về những người đồng đội, điều đầu tiên là nhớ về những nẻo hành quân chiến đấu như kéo dài đến vô tận. Bao núi cao, đèo cao, dốc thăm thẳm dựng thành trước mặt. Dốc thì lên “khúc khuỷu” quanh co gập ghềnh, dốc xuống thì “thăm thẳm” như dẫn xuống vực xâu . Có những cồn mây cao vút, vắng vẻ, hoang vu heo hút: “ Dốc lên khúc khuỷu dốc thẳm thẳm. Heo hút cồn mây súng ngửi trời.”

Những từ ghép như, từ láy giàu sức tạo hình đặt liên tiếp nhau đã cực tả những cái gian khổ, gian truân của chiến trường miền Tây. Hình ảnh “súng ngửi trời” vừa gợi tả được độ cao đỉnh núi Tây Bắc với mây trắng bao phủ quanh năm vừa làm nổi bật lên tình thần lạc quan yêu đời vui tươi của người lính Tây Tiến.

Tâm trạng của tác giả dường như có sự chuyển biến khi nói đến sự khắc nghiệt của rừng núi làm ông nhớ về những cuộc hành quân gian khổ.

“Anh bạn dãi dầu không bước nữa. Gục bên súng mũ bỏ quên đời”. Những gian khổ dường như đã vượt qua sức chịu đựng của con người. Nhưng những người lính chỉ gục xuống khi chân không còn bước được nữa, gục xuống ngay đường đi trong tư thể của người chiên sĩ đang hành quân với quân trang vũ khí của mình. Các anh đã “bỏ quên đời” – một cái chết nhẹ nhàng thanh thản không đau thương mà xoáy sâu vào lòng người. Hai câu thơ của Quang Dũng nó về sự đau thương mất mát nhưng không bi thương mà vẫn đầy chất hiên ngang tự tại như phẩm chất người lính Tây Tiến. Họ đã vì tổ quốc mà hi sinh cả tuổi thanh xuân nhưng cái hi sinh đó nhẹ nhàng như bỏ quên một vật gì đó thảnh bình thường.

Vẫn bằng tâm trạng nhớ thương vô hạn Quang Dũng đã tiếp tục nói nhớ của mình về vẻ âm u hoàng dã của miên Tây. Nỗi nhớ giờ đây dã không chỉ được mở theo chiều không gian mà còn được khám phá ở chiều thời gian, với những đe dọa khung khiếp luôn luôn rình rập con người: “ Chiều chiều oai linh thác gầm thét. Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”.

Đây chính là những ấn tượng in đậm trong ký ức người lính Tây Tiến và miền Tây qua những cuộc hành quân. Rừng núi vốn đã hiểm trở nay lại được khoác thêm màu sắc huyền bí của cảnh tượng hoang vu. Tiếng thác gầm thét, tiếng cọp trêu người chắc chắn không làm cho ai nản lòng. Nhưng tác giả với cách nhìn lãng mạn đã tô đậm thêm cái lạ và nét rùng rợn của núi rừng miền Tây.

Quang Dũng còn nhớ cả những bản làng nơi đoàn quân dừng chân nghỉ. Một bữa cơm bộc khói, hương vị xôi nét với các cô gái xinh đẹp như những nhanh hoa rừng khiến bao vát vả cực nhọc của người lính đều tan biến. Đây cũng là niềm mong mỏi và niềm vui ấm áp của họ sau những chặng đường dài hành quân và giờ đây nó hiện lên trong kí ức trong nỗi nhớ như hương vị ngọt ngào:

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai châu mùa em thơm nếp xôi”

Bức tranh thật nên thơ, cảnh tượng thật đầm ấm. Sau bao gian khổ băng rừng, vượt núi, đoàn quân Tây Tiến tạm dừng chân, được nghỉ ngơi bên những bản làng, tình cảm đó mới thắm thiết, ấm áp làm sao. Một kỷ niệm êm đềm, cảm động được tác giả gửi vào thơ với giọng thơ êm ái, trìu mến. Hương vị ấy mãi mãi là mảnh tâm hồn người cán bộ kháng chiến, là kỷ niệm đẹp trong lòng anh bộ đội nhưng những năm kháng chiến trường kỳ.

Bằng cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh vừa đặc sắc vừa tài hoa Quang Dũng đã khắc họa thành công khung cảnh chiến trường Tây Bắc và xây dựng nên một tượng đài về người lính cụ Hồ. Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua , những dòng thơ hồi tưởng của Quang Dũng về chiến trường, về đồng đội cùng vào sinh ra tử một trận mạc vẫn đem đến cho tuổi trẻ chúng ta bao xúc động, tự hào.