Phân tích tâm trạng của Thúy Kiều qua đoạn Trao Duyên

Đề bài: Em hãy phân tích tâm trạng của Thúy Kiều qua đoạn Trao Duyên trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Một hình ảnh Thúy Kiều sống trong sự bất hạnh, bị dày vò về cả thể xác và tinh thần đã được Nguyễn Du thể hiện sâu sắc trong tác phẩm Trao Duyên, hình ảnh Kiều trong tâm thế trao duyên đã làm nổi bật lên phong cách sáng tác của Nguyễn Du.

Với tình yêu say đắm với Kim Trọng, nhưng Thúy Kiều lại không có phúc phận được ở bên cạnh người mà mình yêu thương, điều đó làm tâm trạng của Kiều ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Nhưng với mong muốn để cho chàng Kim được hưởng hạnh phúc, Kiều đã nhờ vả em gái của mình là Thúy Vân. Đoạn trích trao duyên đã thể hiện rõ đều đó:

Cậy em, em có chịu lời,

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.

Giữa đường đứt gánh tương tư,

Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em”

Mở đầu bài thơ Thúy Kiều đã nhờ vả Thúy Vân, cậy em ở đây nó thể hiện một sự nhờ vả, da diết mong muốn Thúy Vân đồng ý, với mong muốn của Thúy Kiều để trao duyên cho chàng Kim, với những từ ngữ rất từ tốn, thể hiện một sự da diết muốn nhờ vả. Hình ảnh Thúy Kiều là chị nhưng lại nói với em gái mình rằng ngồi lên cho chị lạy, ở đây đã thể hiện một mối quan hệ không rõ ràng giữa người trên và người dưới. Trên đường tình cảm của Thúy Kiều có những mối tương tư, những hình ảnh giữa đường bị đứt gánh, thể hiện một cuộc đời có nhiều biến cố, sự chân thành da diết muốn được Thúy Vân đồng ý nó thể hiện tình yêu lớn lao của Kiều đối với chàng Kim, nàng cho rằng chỉ có em gái mình yêu chàng thì chàng mới hạnh phúc mà thôi.

Tình cảm của Thúy Kiều và Chàng Kim không đi đến đâu cả, giữa đường bị đứt gánh, nhiều cái đang còn dang dở, keo loan chấp lối, ở đây thể hiện muốn vun đắp và xây dựng cho Kim Trọng và Thúy Vân, hình ảnh đó đã thể hiện một tình cảm da diết, chân thành và muốn vun đắp cho tình yêu này.  Kiều một lòng luôn yêu thương Kim Trọng, nhưng không may trên đường đời còn gặp nhiều trái ngang, tình cảm của hai người bị đứt gánh:

“Kể từ khi gặp chàng Kim

Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề

Sự đâu sóng gió bất kì

Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai”

Với những lời hẹn thề trước đó nhưng nay không thực hiện được, bởi vì nhiều sóng gió, để mong hiếu tình, khôn trọn vẹn cả đôi bên, thì mong muốn tình cảm của hai người sẽ được vun đắp và hàn gắn những vết thương mà Kiều chưa làm được.

“Ngày xuân em hãy còn dài

Xót tình máu mủ thay lời nước non

Chị dù thịt nát xương mòn

Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây”

         Thúy Kiều trong Truyện kiều của Nguyễn Du

Với sự chân thành trong cách nói của Thúy Kiều đã làm động lòng Thúy Vân, tuổi xuân của Thúy Vân còn trẻ, cho dù Kiều có nát xương mòn, nhưng ở nơi chín suốt vẫn còn thơm lây sự hy sinh cao quý của em, tình cảm của chị em như máu mủ ruột già, điều đó làm nên một cái nhìn mới sâu sắc hơn qua tình huống trao duyên này:

“Chiếc thoa với bức tờ mây

Duyên này thì giữ, vật này của chung”

Thúy Kiều đã trao hết những kỉ vật mà Kiều và chàng Kim đã hẹn ước với nhau, chiếc thoa với bức tường mây, muốn trao duyên cho Vân nhưng Kiều vẫn muốn vật kia làm chung, “ vật này” ở đây có thể là tình cảm mà Kiều và Vân dành cho Kim Trọng, sự da diết và có đôi chút ích kỉ trong tình yêu. Điều đó là chuyện rất bình thường đối với tình yêu, có đôi chút nhỏ bé, ích kỉ, bởi một lòng Kiều vẫn luôn mong nhớ và yêu thương Kim Trọng:

“Mai sau dù có bao giờ,

Đốt lò hương ấy, so tờ phím này.

Trông ra ngọn cỏ lá cây,

Thấy hiu hiu gió thì hay chị về.

Hồn còn mang nặng lời thề,

Nát thân bồ liễu, đền nghì trúc mai.”

Sự day dứt trong lời thề vẫn còn mang nặng trong lòng của Kiều, chính vì thế muốn tâm hồn thêm nhẹ nhàng, Kiều đã rút hết tâm nguyện của mình để trao cho Vân. Nhưng đoạn thơ này vẫn thể hiện một sự day dứt trong tâm trạng của Kiều, đau đớn khi cuộc đời của mình không được ở bên cạnh chàng Kim.

“Trăm nghìn gửi lạy tình quân,

Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi

Phận sao phận bạc như vôi!

Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.”

Đoạn thơ này tác giả đã thể hiện nỗi đau đớn của Kiều khi trao duyên xong, mối tơ duyên của Kiều và chàng Kim thật ngắn ngủi, phận bạc như vôi, lòng đau đớn khi còn đang dở dang, cuộc đời thật lắm trái ngang, những dang dở vẫn còn đang leo đậu trong tâm hồn của Kiều. Nỗi đau khi mất đi người mình yêu, điều đó cũng thể hiện một cái nhìn mới mẻ trong tâm hồn của Kiều:

“Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang!

Thôi thôi! Thiếp đã phụ chàng từ đây!”

Nàng tuyệt vọng trong sự kêu than, nỗi đau ấy đang dần ngấm sâu vào tâm hồn non dại của kiều, dằn vặt bản thân vì đã phụ bạc với chàng Kim. Tình cảm đó thể hiện một sự bất hạnh trong tâm hồn của Kiều.

Bài thơ đã thể hiện tâm trạng đau đớn của Kiều khi trao duyên, nỗi lòng của Kiều vẫn còn đang dang dở, trong lời nguyện thề với chàng Kim, tất cả những điều đó đều làm nên một số phận, Thúy Kiều một con người phải chịu nhiều bất hạnh trong cuộc đời của mình.

TỪ KHÓA TÌM KIẾM

Phân tích tâm trạng của Thúy Kiều qua đoạn Trao Duyên

Anh chị hãy phân tích tâm trạng của Thúy Kiều qua đoạn Trao Duyên

Phan tich tam trang cua Thuy Kieu qua doan Trao Duyen

Anh chi hay phan  tich tam trang cua Thuy Kieu qua doan Trao Duyen