Phân tích truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu

Đề bài: Em hãy phân tích truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu.

Quê hương xứ sở là nơi mỗi chúng ta đều quay về mỗi khi khó khăn, khổ cực. Dù đi cho tới đâu nhưng khi về già hay khi những sóng gió cuộc đời làm cho ta mệt mỏi, quê hương như người mẹ hiền từ luôn dang rộng tay đón chúng ta trở về, ôm ấp vỗ về những giấc mơ tuổi thơ ngọt ngào. Có những người đã thành đạt và đi rất nhiều nơi nhưng đến cuối cuộc đời lại chưa một lần khám phá hết vẻ đẹp quê mình, để rồi phải nhờ người này người kia kể lại. Nhân vật Nhĩ trong tác phẩm Bến Quê của Nguyễn Minh Châu là một người như thế.

Trước hết, tác phẩm thể hiện được vẻ đẹp quê hương. Màu băng lăng tím kết hợp với màu nước sông Hồng khiến cho Nhĩ cảm thấy yêu mến. Nhĩ từng là người đi khắp nơi không bỏ qua một xó xỉnh thế nhưng đến cuối đời lại chưa từng một lần đặt chân đến bên kia sông Hồng. Không gian đó, cảnh đẹp đó vỗn dĩ rất quen thuộc nhưng lại trở nên xa lạ với Nhĩ. Nơi ấy là quê hương của Nhĩ nhưng Nhĩ chưa từng đặt chân lên đó. Đên bây giờ khi căn bệnh quái đản khiến anh như đứa trẻ con, phải nằm một chỗ, đến lật cái mình cũng phải nhờ những đứa trẻ hàng xóm, mọi sinh hoạt của anh đều phải nhờ đến sự giúp đỡ người vợ của mình. Anh nhìn qua ô cửa sổ thấy bên kia bờ sông bằng lăng nở tím, anh giật mình vì bấy lâu nay đã lãng quên một cảnh đẹp như thế. Anh nhận ra sự bình dị giản dị nhưng rất đỗi nên thơ của nó mà anh đã không nhận ra từ trước tới nay. Anh nhờ đứa con trai của mình đến đó và kể lại những thứ mà cậu thấy cho mình nghe. Nhưng cuối cùng vì ham chơi cho nên không thực hiện được.

Không chỉ có cảnh đẹp quê hương mà ở tác phẩm này ta còn thấy được vẻ đẹp con người mà cụ thể ở đây chính là vẻ đẹp của Liên – vợ của nhân vật Nhĩ. Dù Nhĩ đi khắp cùng trời cuối đất nhưng đến khi mắc bệnh rồi vợ của anh cũng không một lời than phiền hay cảm thấy khó chịu. Chị luôn chăm sóc anh cẩn thận. Nhĩ lần đầu tiên trông thấy miếng vá trên áo của vợ mình. Tất cả đều như mới, đều như những phát hiện lần đầu anh trông thấy, Chị có những ngón tay gầy gầy và giọng nói thì nhẹ nhàng. Dù đã bị thời gian làm cho quên lãng nhưng chị vẫn nguyên vẹn sự tần tảo của một người vợ, một người mẹ.

Bằng tình huống truyện đầy nghịch lí, người đi khắp nơi nhưng lại quên mảnh đất bên kia sông Hồng, yêu mến cái đẹp, sống với vợ mình mấy chục năm nhưng lần đầu tiên thấy vợ mặc áo vá và gầy gò, nhà văn đã mang đến một triết lý sâu sa về cuộc đời. Nhiều khi chúng ta cứ chạy theo những cái xa vời mà quên mất những cái giản dị nhưng vô cùng đẹp đẽ bên cạnh ta. Qua truyện nhà văn muốn chúng ta nên biết trân trọng những giá trị xưa cũ.