Đề bài: Em hãy phân tích truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài
Tô Hoài là nhà văn xuất sắc của nền văn học Việt Nam, ông có rất nhiều tác phẩm hay và nổi tiếng, trong đó phải kể đến đó là truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài.
Tác phẩm đã để lại cho người đọc thấy được giá trị nhân văn và giá trị hiện thực trong tác phẩm, với những miêu tả tinh tế dòng diễn biến tâm lý nhân vật. Mỵ là nhân vật điển hình trong tác phẩm với hàng loạt những tình tiết nổi bật, khi bị bắt sang nhà thống lý Pá Tra để trừ nợ, khi phải sống trong cảnh bị hành hạ và Mỵ trong đêm tình mùa đông khi gặp A Phủ.
Vợ Chồng A Phủ đã phản ánh được sâu sắc giá trị hiện thực xuất hiện trong tác phẩm, với những miêu tả tinh tế, tác phẩm đã để lại nhiều suy ngẫm cho người đọc về giá trị hiện thực, giá trị nhân văn xuất hiện trong tác phẩm. Mỵ vốn là cô gái hiền lành, có tài thổi sáo hay, cô là người có hiếu với cha mẹ nên chấp nhận sang nhà thống lý Pá Tra để trừ nợ.
Khi đầu cô sang hình ảnh mà tác giả miêu tả đó là một cô gái lầm lũi, quanh chỉ bên chiếc bàn, hết ngày nay sang tháng khác. Vốn là cô gái yêu đời, hồn nhiên, nhưng nay lại trở thành một người lầm lũi, buồn khổ. Cô đâu khổ khóc đến mấy tháng, mấy lần định ăn lá ngón để tự tử, nhưng nghỉ cho cha cô lại thôi, một người có tấm lòng hiếu thảo với cha, ngày này qua ngày khác mỵ cứ “lầm lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”.
Hình ảnh mà tác giả miêu tả về Mỵ, sống trong một căn phòng chỉ có một “ô vuông bằng bàn tay để nhìn ra ngoài cũng không thể biết được trời nắng hay mưa chỉ biết thấy mờ mờ trăng trắng”. tất cả những chi tiết đó biểu hiện không gian nơi Mỵ sống, nhỏ bé, lầm lũi, khổ cực, Mỵ sống trong không gian nhỏ hẹp, không biết ngoài kia thế nào. Mỵ đau khổ trong tuyệt vọng.
Trong cảnh đêm tình, Mỵ đã nhớ lại những kí ức xưa của mình, Mỵ cũng muốn đi chơi, đi chơi, Mỵ thả tâm hồn mình vào những suy tư, hồi tưởng, tâm hồn của Mỵ đang dần thoát ra khỏi căn nhà nhỏ bé đó. Hình ảnh Mỵ lầm lũi đã khác, tâm hồn cô đang mở ra nhiều hơn, có lẽ cô đang mơ tưởng những năm tháng khi còn sống bên cha.
Khi sắm sửa để đi chơi, cô đã bị A Sử cột cả tóc lên, hành động đó thể hiện sự mất nhân tính của những kẻ cường hào, bạo ngược, Mụ sống trong cảnh hiện tại, hiện thực đau khổ lại hiện về với cô, lúc này tâm hồn đau khổ và thể xác cũng đang bị rằng xé, bởi cái cột tóc lên trên của tên cường hào, bạo ngược.
Hình ảnh này đã phản ánh giá trị hiện thực sâu sắc, tố cáo tên cường hào, phong kiến, đã dã tâm lấy đi cuộc sống của những người vô tội, vì tấm lòng hiếu thảo với cha mà cô chấp nhận một cuộc sống bị đầy đọa cả về thể xác lẫn tinh thần, con người cô đang đau khổ, nỗi đau đó ngày càng bị buộc sâu làm quận đau tâm hồn nhỏ bé của người con gái.
Mỵ đã cứu A Phủ trong đêm đông, khi cô nhìn thấy giọt nước mắt của A Phủ, lúc này tâm hồn của cô trở nên mạnh mẽ hơn, cô thoát khỏi hiện thực sợ hãi, cô quyết định cởi trói cho A Phủ thoát khỏi cảnh tra tấn của bọn cường hào. Hai người quyết định chạy trốn đến vùng khác.
Với những giá trị hiện thực xuất hiện trong tác phẩm, bài văn đã để lại nhiều suy ngẫm trong lòng người đọc, với những liên tưởng tinh tế cùng cách xây dựng nhân vật đặc sắc, tác giả đã đem lại cho người đọc nhiều suy ngẫm, giá trị hiện thực đó tố cáo xã hội thối nát. Và nói lên tinh thần nhân văn, nhân đạo của con người. Tình nhân đạo, tình yêu thương của con người làm trái tim của những người đang phải chịu cảnh áp bức, cùng cực mạnh mẽ để chống cực lại với thế lực đó. Tác phẩm đã phản ánh sâu sắc giá trị hiện thực và tấm lòng nhân đạo của con người trong sự diễn tả tâm lý nhân vật.
Leave a Reply