Phân tích vẻ đẹp ngôn ngữ qua bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Đề bài: Anh chị hãy  phân tích vẻ đẹp ngôn ngữ qua bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.
Bài làm:

Quang Dũng ( 1921 -1988) tên thật là Bùi Đình Diệm, quê ở làng Phượng Trì, huyên Đan Phương , tỉnh Hà Tây ( nay là Hà Nội). Ông từng tham gia quân đội những năm kháng chiến chống Pháp. Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, soạn nhạc….nhưng trược hết ông là một nhà thơ với hồn thơ trung hậu, yêu thiết tha quê hương đất nước. Thơ Quang Dũng vừa hôn nhiên, vừa tinh tế. Mang vẻ đẹp hào hao phóng khoáng, đậm chất lãng mạn. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Quang Dũng từng là đại đội trưởng của đoàn quân Tây Tiến từ năm 1947 đến cuối năm 1948. Rời xa đoàn quân chưa được bao lâu vì nhớ da diết đoàn quân của mình ông đã viết nên bài thơ Tây Tiến. Đây cũng là bài thơ tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Quang Dũng. Một trong những nét làm nên thành công của bài thơ chính là hệ thống ngôn từ vừa quên thuộc vừa độc đáo, vừa có nét cổ kính lại vừa mới lạ.
Trước hết, chúng ta có thể nhận thấy rằng ngôn ngữ trong bài thơ là sự phối hợp, hòa trộn của nhiều sắc thái, phong cách với nhiều lớp từ vựng đặc trưng. Tây Tiến có thứ ngôn ngữ trang trong, có màu sắc cổ kính được thể hiện chủ yếu ở khổ 3 khi miêu tả trực tiếp hình ảnh người lính Tây Tiến và sự hi sinh bi tráng của họ.

 

Tây Tiến – Quang Dũng

“Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đấy
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

Với những từ hán việt cổ kính , trang trọn như : Áo bào, viễn xứ, độc hành đã giúp cho những nấm mồ của chiến sĩ bị vùi lấp nớ rừng hoàng vu trở nên tôn nghiêm hơn. Cái “bi” của câu thơ trên được nâng lên thành bi tráng bởi câu thơ sau: “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” họ quả là những anh hùng thời đại mới khi coi cái chết nhẹ tựa lông hồng. Họ đi họ hi sinh vì tổ quốc vì quê hương, vì lý tưởng của đời trai tráng. Chiếc “áo bào” bình dị ấy đã cùng họ nằm xuống với bao kiêu hãnh.

Nói đến những sự hi sinh mất mát những câu thơ thanh thản nhẹ nhàng không gây cảm giác bi lụy đau thương. Và thậm chí nó còn pha cả một chút dáng vẻ hiêng ngang nơi chiến địa của người lính năm xưa với chiếc “áo bào”. Tác giả đã không dùng nguyên từ gốc hán việt là “chiến bào” để xóa đi sự xa cách mang đến sự gần gũi cho những anh hùng thời đại mới. Cái chết của những người lính Tây Tiến không chìm trong cái lạnh lẽo đến tợn người mà đã được bao bọc trong âm hưởng hùng tráng “Sông Mã gầm lên khúc độc hành”.

Bên cạch việc sử dụng các lớp từ trang trọng cổ kình thì hệ thống các lớp mới thộng tục sinh động như tiếng nói hàng ngày cũng được nhà thơ phát huy ở mức tối đa và đưa chúng lên một tầm cao mới: Núi cao, dốc thẳm, sường dày, thác gầm, cọp dữ và những cơn mưa mịt mù trời đất…. và đặc sắc nhất là hình tượng “súng người trời” thật đẹp và táo bạo. Hình ảnh nhân hóa “súng người trời” vừa gợi tả được độ cao ngất trời của những đỉnh núi quanh năm sương phủ vừa thể hiện tính hồn nhiên hóm hỉnh, tinh thần lạc quan, yêu đời của người lính trẻ gian khổ.

Và trong những cuộc hành quân gian khổ và khắc nghiệt triền miên đã vắt kiệt sức lực của các chiến sỹ và không ít người đã “ Gục lên súng mũ bỏ quên đời” . Bằng cách nói giảm Quang Dũng đã gieo vào lòng người đọc sự xót xa, thương cảm về những gian nan, vất vả của người lính Tây Tiến đã trải qua. Cái chết của các anh không phải “nằm xuống” hay “ngã xuống” mà là “bỏ quên đời” một cách nói giảm để bớt đi sự thê lương nhưng lại làm tăng lên sự cứng rắn hơi chút ngang tàn.

Giữa thiên nhiên âm u, hoang dã là những thử thách ghê gớm đặt ra cho những người lính : “Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người” . Địa danh Mường Hịch dã khiến cho người đọc cảm nhận được tiếng bước chân cọp trong đêm và làm tăng thêm sự ghê rợn của “cọp trêu người” .

Một trong những nét sáng tạo ngôn ngữ trong bài thơ là có những kết hơp độc đóa mới lạ tạo nghĩ mới hoặc sắc thái mới cho từ ngữ. Mở đầu bài thơ Tác gtiar thể hiện nỗi “nhớ chơi vơi” dâng sóng làm cho cả bài thơ ăm ắp nỗi nhớ. “Nhớ về rừng núi nhớ chơi với” một nỗi nhớ không có hình, có lượng nó nhẹ tênh mà nặng khôn cùng bởi không thể cân đo đóng đếm được. Nó mênh mông, nó cồn cào, ám ảnh trong tâm trí của nhà thơ.

Trong nỗi nhớ đó hình ảnh đoàn quân Tây Tiến dần hiện ra “ Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi. Mường Lát hoa về trong đêm hơi”. Những từ ngữ như “sương lấp”, “đêm hơi” đã gợi tả đoàn binh Tây Tiên hanh quân trong biển sương mù dày trong màn đêm hơi núi, gió rét căm căm. Các địa danh xa lạ như Sài Khao, Mường Lát lại càng tăng thêm vẻ hang vu xa vắng của nơi rừng núi. Những địa danh này còn là nơi gắn bó mật thiết với tác giả, gắn bó với những kỉ niệm vời đầy của nhà thơ nó đã đi sâu và tâm thức nhà thơ.

Những rừng núi Tây Tiến không chỉ có sự hoang vu vắng vẻ với nhiều gian khổ mà còn có cả lãng mạn, nên thơ “ Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói. Mai Châu mùa xem thơm nếp xôi” . Hai chữ “ mùa em” là sự sáng tạo ngôn từ thật độc đáo , nó bao la, đa tình và thật Quang Dũng. “Mùa em” là mùa gì? Không rõ lắm nchir biết nó là sự hào hợp giữa cảnh và người Tây Bắc, tạo nên sự say đắm lòng người đến bâng khuâng.

Những thành công nổi bật về mặt ngôn ngữ đã giúp bài thơ vừa có sức sống vượt thời gian vừa thử thách khắc nghiệt, vừa đi sâu và tâm trí người đọc để lại những ấn tượng sâu sắc khó có thể phai mờ. Khi mới ra đời bài thơ rất được yêu thích nhưng sau đó vì một số tư tưởng ấu trĩ cho rằng nó con rơi rơt những tư tưởng lãng mạn kiểu cũ nên bài thơ bị quên lãng. Cho đến thời kỳ đổi mới bài thơ đã được nhận thức lại giá trị văn học và Tây Tiến đã được trả về với vị trí xứng đáng của nó.

TỪ KHÓA TÌM KIẾM

 Phân tích vẻ đẹp ngôn ngữ qua bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Anh chị hãy  phân tích vẻ đẹp ngôn ngữ qua bài thơ Tây Tiến của Quang

Phan tich ve dep ngon ngu qua bai tay tien cua Quang Dung

Cảm nhận vẻ đẹp ngôn ngữ trong bài thơ Tây Tiến