Đoạn thơ “Cảnh ngày xuân” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du là một trong những tác phẩm nổi bật, khắc họa vẻ đẹp mùa xuân qua cái nhìn của nhân vật Kiều. Đề bài: Em hãy viết bài văn phân tích bài thơ Cảnh ngày xuân trong Truyện Kiều – Nguyễn Du
Mẫu số 1: Phân tích đoạn trích Cảnh ngày xuân trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
Đoạn trích Cảnh ngày xuân nằm trong phần mở đầu, sau bức chân dung về chị em Thúy Kiều, nói về cảnh ngày xuân trong tiết thanh minh và cảnh du xuân của chị em Thúy Kiều. Có thể nói trong đoạn trích này Nguyễn Du đã thể hiện được tài năng miêu tả thiên tài của bậc thầy văn chương, cảnh sắc thiên nhiên hiện lên chân thực mà sắc nét qua từng hình ảnh, chi tiết.
Mở đầu đoạn trích, tác giả Nguyễn Du đã thể hiện cảm xúc luyến tiếc khi mùa xuân chảy trôi nhanh chóng trong nhịp vận động không ngừng của thời gian:
“Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”
Nếu mùa xuân là mùa đẹp nhất trong năm thì ngày xuân chín là khoảnh khắc quý giá nhất của mùa xuân, bởi vào thời điểm này mùa xuân phô lộ được tất cả những vẻ đẹp rực rỡ, tinh khôi nhất của mình. Nhưng ngày xuân trong cảm nhận của Nguyễn Du lại chảy trôi không ngừng, tựa như những con thoi chao liệng trên khung cửi của người dệt vải. Ngày xuân cũng như bị cuốn nhanh theo dòng chảy của thời gian, thấm thoắt hết sáu mươi ngày, nghĩa là mùa xuân đã vào tháng cuối cùng của mùa xuân.
>>Cẩm nang ngữ văn 9 – Toàn bộ về “Truyện Kiều” của Nguyễn Du
>>Những bài viết liên quan đến tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du
>>Những bài viết liên quan đến đoạn trích Cảnh ngày xuân trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
Bức tranh mùa xuân được gợi ra bằng hình ảnh của đám cỏ non xanh trải dài đến tận chân trời, trong bức tranh rực rỡ của sự sống được điểm tô bởi vẻ tinh khiết, than thuần của những cánh hoa lê trắng càng làm cho bức tranh trở nên tươi đẹp, đượm màu của sự sống, làm lay động lòng người.
“Thanh minh trong tiết tháng ba
Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh
Gần xa nô nức yến anh
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân”
Thanh minh là một trong những lễ hội tiêu biểu của mùa xuân, đây là dịp để những người thân trong gia đình cùng nhau đi tảo mộ, thể hiện tấm lòng thành kính, thương yêu đối với những người thân đã mất trong gia đình. Mỗi lễ hội đều có hai phần, đó là phần lễ và phần hội. Bởi vậy Thanh minh còn là dịp để trai gái khắp nơi quy tụ về trảy hội, kết bạn “Gần xa nô nức yến anh”. Như bao người khác, chị em Thúy Kiều cũng mang trong mình những náo nức khi xuân về, bởi vậy trong lễ hội này cũng đã tất bật sắm sửa bộ dành cho chuyến du xuân.
“Dập dìu tài tử giai nhân
Ngựa xe như nước áo quần như nêm
Ngổn ngang gò đống kéo lên
Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay”
Không khí lễ hội trải rộng ra khắp không gian, thanh niên nam nữ khắp nơi đã tập trung lại cùng nhau chào đón không khí mùa xuân. Nguyễn Du đã sử dụng từ dập dìu vừa thể hiện được không khí tấp nập vừa thể hiện được sự rộn rã, háo hức trong mỗi người du xuân. Cùng với người là ngựa xe qua lại tấp nập. Phần lễ và phần hội dường như được diễn ra cùng lúc khi bên vệ đường, những tiền vàng được đốt khói bay nghi ngút.
“Tà tà bóng ngả về Tây
Chị em thơ thẩn dang tay ra về
Bước gần theo ngọn kiểu khê
Lần theo phong cảnh có bề thanh thanh”
Thời gian mùa xuân quả là trôi nhanh tựa như những con thoi trên khung cửi, ánh sáng ban ngày lùi xuống dần nhường chỗ cho ánh chiều tà. Nếu thời gian buổi sáng chị em Thúy Kiều háo hức cho chuyến du xuân thì khi chiều xuống lại mang tâm trạng lưu luyến, có chút hụt hẫng khi cùng nhau trở về nhà. Khung cảnh chiều xuống cũng được Nguyễn Du miêu tả hết sức trữ tình, lãng mạn với hình ảnh ngọn tiểu khê và phong cảnh trong buổi hoàng hôn.
Đoạn trích Chị em Thúy Kiều đã thành công trong việc miêu tả cảnh sắc thiên nhiên trong cảnh ngày xuân cũng như những lễ hội rộn rã trong không khí của ngày xuân ấy.
Em hãy Phân tích Cảnh Ngày Xuân trong truyện Kiều của Nguyễn Du – Mẫu số 2
Nguyễn Du là thi hào dân tộc của thi ca Việt Nam, ông có rất nhiều những tác phẩm hay, đặc biệt phải kể đến đó là tập Truyện Kiều, trong đó tác phẩm Cảnh Ngày Xuân là tác phẩm đã nêu lên được hình tượng mùa xuân đẹp trong mắt thi sĩ.
Cảnh ngày xuân là tác phẩm đã miêu tả vẻ đẹp của mùa xuân, quê hương đất nước, sự trôi chảy của thời gian, có thể thấy nó đang thể hiện một khung cảnh tươi đẹp trong sáng của quê hương đất trời. Mùa xuân những đàn chim én chao nghiêng, bay lượn, rồi thì hình ảnh thiều quang chín chục đã ngoài 60, ở đây hình ảnh này không còn chỉ cảnh nữa, mà còn nói về sự trôi chảy về tuổi tác của con người, không gian và thời gian ở đây rất rộng mở, hàng ngàn cánh chim én chao nghiêng, đưa thoi. Và còn hình cỏ xanh mướt kéo dài tận chân trời, điểm tô thêm những cành lê trắng điểm lại làm lung linh thêm sắc màu của cuộc sống.
Mùa xuân là mùa của cây trái đâm trồi nảy lộc, tất cả phông nền trời chủ đạo có lẽ sẽ là màu xanh, màu xanh của thiên nhiên, đất trời, sự tươi mát của bầu trời xanh, làm tăng lên vẻ đẹp của quê hương:
Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Với hình ảnh nhẹ nhàng, tinh khiết của cỏ non, những cành lê trắng cũng điểm tô thêm sắc màu của cuộc sống. Sự trôi chảy của thời gian vĩnh hằng, nó cứ trôi đi nhè nhẹ. Ở trong đoạn thơ này tác giả không chỉ tả cảnh đơn thuần, mà dùng cảnh để nói đến nỗi lòng của con người, thời gian bất biến, không bao giờ đứng lại, vì thế đời người cũng giống như thời gian, cứ theo dòng thời gian, chuyển động và chớp nhoáng cũng đã 60.
Tiếp theo tác thể hiện hình ảnh của khủng cảnh mùa xuân của đất nước, hình ảnh của thiên nhiên xanh non, tươi mát trên nền bao la. Những lễ hội diễn ra vào mùa xuân của đất nước đó là lễ tảo mộ, đây là phong tục truyền thống của Việt Nam, ở đây họ đến viếng mộ và sửa sang lại phần mộ của người thân, thể hiện tấm lòng thành kính của con cháu đối với những người đã khuất:
Thanh minh trong tiết tháng ba
Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh
Gần xa nô nức yến anh
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân
Dập dìu tài tử giai nhân
Ngựa xe như nước áo quần như nêm
Mùa xuân theo như dân tộc đó là mùa của việc du xuân, thưởng thức những hương vị ngọt ngào của mùa xuân đất trời, với tiết trời mát mẻ, lễ hội ngày xuân diễn ra tấp lập, những yến anh, chị em đều nô nức chuẩn bị trang phục để đi chơi xuân, họ thi nhau chuẩn bị những bộ hành, đó là bộ quần áo đẹp để đi chơi xuân, sự nhộn nhịp của mọi người và không khí mùa xuân thanh mát, với tiết trời trong lành cũng làm tăng lên không khí của mùa xuân đất nước.
Với tiết trời tháng ba, hình ảnh ngựa xa tấp lập đi chơi xuân, nhộn nhịp làm không khí cũng vui tươi hẳn lên, tất cả đều chuẩn bị cho mình những trang phục đẹp nhất để cùng đi chơi bên mùa xuân đất nước.
Nếu mấy câu thơ trước nó thể hiện một khung cảnh của mùa xuân với lễ hội thanh minh, với những đôi giai nhân đi du xuân, thì mấy câu thơ cuối lại thể hiện một ngày xuân đang dần tàn đi vào màn đêm, hình ảnh ngổn ngang gò đống kéo lên, ở đây thể hiện mọi người đang tích cực ra về, với những yên ngựa kéo ngổn ngang trên con đường, và hình ảnh rắc tro tiền giấy của lễ hội thanh minh, người ta thắp hương cho những người đã khuất:
Ngổn ngang gò đống kéo lên
Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay
Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dang tay ra về
Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang
Hình ảnh mọi người ra về trong bóng tà đã dần ngả về tây, với những ngọn tiểu khê đã dần khuất sau núi, nao lòng người khi những tiếc nuối vẫn đang còn đó, nó thể hiện một cái nhìn sâu sắc về một cuộc chia ly. Tâm trạng của con người cũng đang dần thay đổi, những lưu luyến, tâm trạng bâng khuâng thể hiện trong những từ láy như thơ thẩn, thanh thanh, nao nao… tất cả đang trong sự tiếc nuối.
Với hình ảnh sinh động của mùa xuân quê hương đất nước, Nguyễn Du cũng đã thể hiện một cái nhìn sâu sắc về tương lai cũng như số phận của Kiều qua đoạn trích này. Hình ảnh đó như là báo hiệu thêm về số mệnh và tương lai của nhân vật Kiều trong tác phẩm.