Phát biểu cảm nghĩ về đoạn trích Nỗi oan hại chồng trong vở chèo Quan âm thị kính

Đề bài: Em hãy phát biểu cảm nghĩ về đoạn trích Nỗi oan hại chồng trong vở chèo Quan âm thị kính

Có thể nói không gì đau đớn, khổ cực, tủi phận như số phận người phụ nữ trong thời phong kiến. Nếu như không phải bắt vào cung làm cung nữ để rồi vua chán vua bỏ rơi hay rơi vào lầu xanh sống kiếp “ong bướm lả lơi” thì cũng bị mắc những oan ức mà phải sống lận đận, lênh đênh. Thị Kính trong đoạn trích Nỗi oan hại chồng của vở chèo Quan âm Thị Kính là một nhân vật phải chịu nhiều oan ức như thế.

Mở đầu đoạn trích là cảnh sinh hoạt đầm ấm nhà Thị Kính. Nàng là một người vợ hết mực thương chồng, tần tảo sớm khuya. Xong xuôi việc nhà, nàng ngồi quạt cho chồng ngủ. Đột nhiên nàng thấy lạ và lo lắng khi phát hiện ra chiếc râu mọc ngược của chồng. Nàng lấy dao cắt chiếc râu đi thì đúng lúc Thiện Sĩ chồng nàng tỉnh dậy. Thấy vợ cầm dao thì tâm chí rối bời gọi mẹ ầm ĩ. Và cũng bắt đầu từ đó cuộc đời của Thị Kính không ấm êm nữa.

QUAN AM

Sùng ông, Sùng bà chạy tới đay nghiến chửi rủa Thị Kính. Mặc cho Thị Kính kêu oan. Thị càng kêu thì oan càng lớn, những lời bà mẹ chồng đay nghiến nói dòng giống mèo mả gà đồng khiến cho Thị Kính không biết phải làm sao. Sùng bà đại diện cho giai cấp địa chủ tàn ác, hợm của, bà ta đánh Thị Kính chửi rủa nàng. Nàng kêu oan với chồng thì chồng cũng không nghe vì vốn dĩ Thiện Sĩ là một người nhu nhược. Kêu oan với sùng ông thì cũng chẳng giải quyết được gì vì họ cùng một nhà với nhau. Đau khổ hơn nữa, cha của nàng là Mãng ông bị lừa mời đến ăn đầy cữ cháu để rồi cuối cùng nhận lấy con gái mình. Cảnh sùng ông đẩy ngã Mãng ông khiến cho Thị Kính đau lòng. Nàng sầu thảm vì không biết giờ mình sẽ đi về đâu, tiếng oan kia sẽ rửa như thế nào và hơn hết cha mình lại bị người ta khinh bỉ. Chỉ khi nàng kêu oan với cha nàng thì nàng mới được đón nhận sự thương yêu. Đó không chỉ là sự thương yêu máu mủ ruột già mà còn là tình thương của những người dân lao động.

Thị Kính quyết định đi tu để nương nhờ cửa Phật. Quyết định ấy có ý nghĩa rằng nàng muốn mượn chốn cửa Phật linh thiêng để chứng giám cho số phận của mình. Tuy nhiên bên cạnh đó ta cũng thấy được sự nhẫn nhục, cam chịu của nàng trước số phận.

Tóm lại qua đoạn trích này, chúng ta có thể thấy được số phận của người phụ nữ nói riêng và số phận người lao động nói chung thời phong kiến. Những tên địa chủ hợm của luôn bóc lột và khinh thường người lao động còn những người lao động thì luôn phải sống khổ cực.

TỪ KHÓA TÌM KIẾM

PHAT BIEU CAM NGHI NOI OAN HAI CHONG

QUAN AM THI KINH

PHÁT BIỂU CẢM NGHĨ NỖI OAN HẠI CHỒNG

QUAN ÂM THỊ KÍNH