Phép chêm xen là gì? Ví dụ và bài tập về biện pháp tu từ Chêm xen?

Phép chêm xen là gì?
Phép chêm xen là gì?

Phép chêm xen là biện pháp tu từ khá quan trọng trong bộ môn ngữ văn? Vậy pháp chêm xen là gì? Phép chêm xen có tác dụng gì? Những lý thuyết và bài tập về phép chêm xen sẽ có trong bài viết này.

Tham khảo thêm:

  • Đảo ngữ là gì? Tác dụng của đảo ngữ trong câu?
  • Khởi ngữ là gì?

Phép chêm xen là gì?

– Phép chêm xen là chêm vào câu một cụm từ không trực tiếp có quan hệ đến quan hệ ngữ pháp trong câu, nhưng có tác dụng rõ rệt để bổ sung thông tin cần thiết hay bộc lộ cảm xúc.

– Thường đứng sau dấy gạch nối hoặc trong ngoặc đơn.

– Ví dụ minh họa:

” Cô gái như chùm hoa lặng lẽ
Nhờ hương thơm nói hộ tình yêu.
( Anh vô tình anh chẳng biết điều
Tôi đã đến với anh rồi đấy…) ”

( Trích Hương thầm – Phan Thị Thanh Nhàn )

Phép chêm xen là gì?
Phép chêm xen là gì?

Dấu hiệu nhận biết phép chêm xen

Phần phụ chú (còn gọi là phần chêm xen) là một bộ phận biệt lập với nòng cốt (C – V) của câu thường dùng để bổ sung, giải thích thêm về một phương diện, một khía cạnh nào đó của nội dung thông báo được nói ở trước đó. Phần phụ chú được dùng như một phương tiện tu từ cú pháp trong phép chêm xen.

Thông thường thành phần phụ chú thường nằm giữa hai dấu gạch ngang, dấu hai phẩy,hai dấu ngoặc đơn, giữa dấu gạch ngang với dấu phẩy hoặc nhiều khi thành phần phụ chú còn được đặt sau dấu hai chấm.

Tuy nhiên do thành phần phụ có dấu hiệu nhận biết không quá rõ ràng, dễ bị coi là thành phần nằm trong cấu trúc ngữ pháp của câu nên không phải bất kỳ thành phần nào đặt giữa hai dấu câu cũng là thành phần phụ chú. Để tránh nhầm lẫn khi xác định thì khi thử lược bỏ thành phần đó đi nếu câu vẫn đầy đủ ngữ nghĩa thì đó mới là phần phụ chú. Đây là một trong các dấu hiệu phân biệt thành phần phụ chú là gì.

Bài tập về biện pháp tu từ chêm xen

Bài tập 1: Có ý kiến cho rằng: thành phần phụ chú thường được dùng trong phép chêm xen để giải thích, mở rộng một nội dung nào đó của văn bản. Ý kiến này có đúng không ? Vì sao ?

– Hướng dẫn giải:

+) Phần phụ chú ( còn gọi là phần chêm xen ) là một bộ phận biệt lập với nòng cốt (C – V) của câu thường dùng để bổ sung, giải thích thêm về một phương diện, một khía cạnh nào đó của nội dung thông báo được nói ở trước đó.

Phần phụ chú được dùng như một phương tiện tu từ cú pháp trong phép chêm xen.

Bài tập 2: Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép chêm xen trong đoạn thơ sau:

” Cô bên nhà bên ( có ai ngờ )
Cũng vào du kích
Mắt đen tròn ( thương thương quá đi thôi )
( Trích Quê hương – Giang Nam) ”

– Hướng dẫn giải:

+) Tác dụng của biện pháp chêm xen trong đoạn thơ của Giang Nam: thành phần chêm xen (có ai ngờ) bổ sung thêm về thái độ bất ngờ của tác giả trước sự việc cô bé nhà bên mới ngày nào còn là một cô bé con nay đã là một cô du kích.

+) Thành phần chêm xen ( thương thương quá đi thôi ) là tình cảm trìu mến của tác giả dành cho cô bé nhà bên.

Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết! Qua những khái niệm và những ví dụ minh dọa dễ hiểu hy vọng đã giúp các bạn hiểu rõ Phép chêm xen là gì? dấu hiệu nhận biết phép chêm xen trong câu.

Hãy theo dõi khuyenhocvietnam.com để có thêm những kiến thức văn học hay và bổ ích. Để lại đánh giá 5* nếu thấy bài viết hữu ích, xin cảm ơn!