Phương châm về chất là gì? Phương châm về lượng là gì? Ví dụ?

Phương châm về chất là gì?
Phương châm về chất là gì?

Phương châm về chất là gì? Phương châm về lượng là gì? Hãy theo dõi khuyenhocvietnam.com những nội dung trong bài viết này để hiểu hơn phương châm về chất, phương châm về lượng qua những khái niệm và ví dụ minh họa!

Tham khảo thêm:

  • Cách dẫn trực tiếp là gì? cách dẫn gián tiếp là gì?
  • Liên kết câu văn, đoạn văn là gì?

Phương châm về chất là gì ?

– Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.

– Phương châm về chất là việc người trả lời trong hội thoại trả lời câu hỏi đúng sự thật, không nói khoác lác, phóng đại, nói những điều không có thật hoặc chưa có bằng chứng xác thực.

– Ví dụ minh họa 1: 

Hôm qua, Hoa bị ốm không thể đến lớp, trùng hợp thay, hôm qua có cô giáo dạy Văn đến dạy lớp Hoa. Hoa hỏi Mai:

– Hôm qua có cô giáo dạy Văn mới đến lớp mình hả? Trông cô như thế nào cậu?

Mai đáp:

– Cô xinh lắm, dáng người cô nhỏ nhắn, mái tóc dài ngang lưng, nụ cười tỏa nắng.

( Trong trường hợp này, Mai đã miêu tả cho Hoa chính xác đặc điểm của cô giáo đến dạy lớp mình. Như vậy, Mai đã tuân thủ phương châm về chất ).

Phương châm về chất là gì?
Phương châm về chất là gì?

– Ví dụ minh họa 2: 

Rao làng…

Ngày trước, dân ngụ cư là kẻ thấp kém nhất trong làng. Cho nên, đến Yên Lược, vừa dựng xong túp lều, Xiển bị bọn lý trưởng bắt ra làm mõ.

Một hôm, lý trưởng thấy một chị hàng bát ngồi đại tiện ở cái bãi rậm đầu làng, liền bắt lấy gánh bát rồi sai Xiển đi mời “làng” ra đình chia phần. Xiển vâng vâng dạ dạ, vác mõ đi, cứ sau một hồi mõ “cốc cốc” lại rao:

– Chiềng làng chiềng chạ! lắng tai mà nge mõ rao: Cụ lý bắt được mụ hàng bát đại tiện bậy đầu làng, mời “làng” mau ra đình mà chia phần!

Nghe nói chia phần, bao nhiêu chứ sắc, thân hào, vội vã kéo nhau ra đình. Ðến cổng đình, gặp Xiển, ai cũng nhao nhao hỏi:

– Chia phần gì thế mày?

– Con mẹ hàng bát ấy đâu rồi?

– Có nhiều không hả mày?

Xiển lễ phép đáp:

– Bẩm các cụ, con mẹ hàng bát đại tiện bậy đầu làng. Dạ, nhiều lắm ạ, một đống to lù lù thế kia, có lẽ một cụ được đến vài ba bát chứ không ít đâu!

Vừa nói, Xiển vừa chỉ về phía hai cái sọt bát đang để ở hè đình.

(Trong câu chuyện này, nhân vật Xiển đã vi phạm phương châm hội thoại về chất. Khi người làng hỏi để nắm rõ thông tin về sự việc Xiển đang rao làng thì anh lại nó quá, khoa trương lên, không đúng thông tin về người đàn bà hàng bát khiến cho người đọc không thể hình dung đúng được tiến trình sự việc. Nhưng cũng chính chi tiết này đã tạo ra tiếng cười cho câu chuyện và thu hút bạn đọc).

Phương châm về lượng là gì?

– Trong quá trình giao tiếp, câu cần có nội dung. Trong đó, nội dung của câu nói phải đáp ứng các yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thừa cũng không thiếu.

Phương châm về lượng là gì?
Phương châm về lượng là gì?

– Ví dụ 1:

An: – Cậu có biết bơi không?

Ba: – Biết chứ, thậm chí còn bơi giỏi nữa

An: – Cậu học bơi ở đâu vậy ?

Ba: – Dĩ nhiên là học bơi ở dưới nước chứ còn ở đâu.

– Phân tích ví dụ trên:

(1) An hỏi Ba học bơi ở đâu mục đích muốn biết An học bơi ở chỗ nào (sông, hồ, bể bơi cụ thể nào đó…), tức nơi mà Ba học bơi.

(2) Câu trả lời của An không đánh trúng ý muốn mục đích Ba hỏi vì đương nhiên ai cũng biết học bơi thì phải học dưới nước chứ không thể nào học được trên bờ. Cách trả lời của An thừa, không cần thiết

– Nhận xét:

+ An vi phạm phương châm về lượng ( tức nói bị thừa thông tin không cần thiết

–  Ví dụ: 2

Mẹ :

– Cô giáo cho con bài tập trong sách bài tập nào thế?

Nam:

– Cô giáo con cho làm bài tập trong sách bài tập ạ!

– Phân tích ngữ liệu

(1)

Mẹ hỏi với mục đích muốn biết con được làm bài tập trong sách bài tập nào ( tên sách bài tập cụ thể) , Trong khi người con không trả lời cụ thể tên sách. Việc trả lời trên chưa đáp ứng được mục đích hỏi của mẹ

=> Nam cũng vi phạm phương châm về lượng ( trả lời thiếu nội dung thông tin)

* Nhận xét

– Phương châm về lượng là cách nói đủ thông tin , không thừa không thiếu.

– Trong giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng được đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thừa, không thiếu.

Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết! Qua những khái niệm và những ví dụ minh dọa dễ hiểu hy vọng đã giúp các bạn hiểu rõ phương châm về chất là gì? phương châm về lượng là gì? Hãy theo dõi khuyenhocvietnam.com để có thêm những kiến thức văn học hay và bổ ích.