Qua lời trò chuyện với con, người cha trong bài Nói với con của Y Phương đã thể hiện những tình cảm gì, suy nghĩ gì về quê hương, dân tộc

Đề bài: Qua lời trò chuyện với con, người cha trong bài Nói với con của Y Phương đã thể hiện những tình cảm gì, suy nghĩ gì về quê hương, dân tộc

Nuôi con lớn khôn, cha mẹ luôn muốn con cái của mình sống là người có tình cảm, biết yêu mến ngôi nhà của mình, quê hương của mình dù ngôi nhà ấy, quê hương ấy nghèo đói, đơn sơ. Nhà thơ dân tộc Y Phương đã thể hiện những tình cảm và suy nghĩ ấy về quê hương dân tộc trong bài thơ Nói với con.

Người cha nói với con về những bước chân đầu tiên của con và trong bước chân đó có sự diu dắt của cha mẹ. Ở đây, nhà thơ muốn nói với con mình về tình cảm gia đình, về tình cha mẹ dành cho con:

Chân phải bước tới cha 
Chân trái bước tới mẹ 
Một bước chạm tiếng nói 
Hai bước tới tiếng cười

Bốn câu thơ thể hiện từng bước chân con đi luôn có cha mẹ bên cạnh, chân phải bước tới cha chân trái con bước tới mẹ. Một bước chạm tiếng nói rồi hai bước chạm tiếng cười. Tiếng nói tiếng cười nói ấy không chỉ là của con mà còn là của cha mẹ. Bốn câu thơ vẽ lên tình cảm gia đình, cha mẹ luôn là người che chở dìu dắt con, dạy cho con tiếng nói, dạy con tiếng cười. 
Sau tình cảm gia đình ấy, người cha nói với con về nghề nghiệp của quê hương, làng xóm và hơn hết là tấm lòng chân thành yêu thương của con người quê hương mình dành cho nhau:

Người đồng mình yêu lắm con ơi 
Đan lờ cài nan hoa 
Vách nhà ken câu hát 
Rừng cho hoa 
Con đường cho những tấm lòng 
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới 
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.

Người đồng mình nghĩa là người vùng mình. Nhà thơ ca ngợi nét đẹp giản dị của người vùng mình với con. Họ đan lờ cài nan hoa, vách nhà luôn đầy câu hát, rừng cho hoa còn con đường cho những tấm lòng. Người đồng mình sống bằng cả tấm lòng chân thật.
Không những thế, người cha dạy con nên thương người đồng mình. Họ là những người có ý chí, dạy con biết tự hào về con người đồng mình, sống trên đá không được chê đá gập ghềnh, sống trong thung không được chê thung nghèo đói. Sống không lo cực nhọc:

Người đồng mình thương lắm con ơi 
Cao đo nỗi buồn 
Xa nuôi chí lớn 
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn 
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh 
Sống trong thung không chê thung nghèo đói 
Sống như sông như suối 
Lên thác xuống ghềnh 
Không lo cực nhọc

Nghệ thuật so sánh sống như sông suối thể hiện sự giản dị trong nếp sống của người vùng cao. Người cha muốn con mình biết yêu lấy những người trên quê hương, yêu lấy bản làng, yêu lấy thôn xóm. Dẫu bản có nghèo cũng không được chê bởi người đồng mình là người có ý chí.

phan-tich-bai-tho-noi-voi-con-y-phuong-370x260

Lời cuối nói với con, người cha khép lại bằng lời nhắn nhủ. Qua đó người cha muốn con mình biết rằng người đồng mình dẫu có nghèo nhưng họ cũng tự tay đắp đá xây dựng lên quê hương:

Người đồng mình thô sơ da thịt 
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con 
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương 
Còn quê hương thì làm phong tục 
Con ơi tuy thô sơ da thịt 
Lên đường 
Không bao giờ nhỏ bé được 
Nghe con.

Người đồng mình thô sơ da thịt thể hiện sự giản dị, mộc mạc thế nhưng chẳng ai nhỏ bé. Chính những người thô sơ da thịt ấy lại làm ra quê hương, mà có quê hương thì mới có phong tục. Mai này con lớn lên thì hãy nhớ lời cha dặn tuy thô sơ da thịt nhưng lên đường không bao giờ được nhỏ bé nghe con.

Tóm lại qua bài thơ nói với con, nhà thơ muốn bày tỏ tình cảm của mình với đứa con, người cha dạy con mình nên yêu mến quê hương, con người nơi chôn rau cắt rốn. Người vùng mình tuy có thô sơ da thịt, giản dị nhưng sống ngay thẳng, sống bằng cả tấm lòng, ra ngoài đất nước không bao giờ nhỏ bé.
 

TỪ KHÓA TÌM KIẾM

QUA LOI TRO CHUYEN VOI CON, NGUOI CHA TRONG BAI NOI VOI CON CUA Y PHUONG DA THE THE HIEN TINH YEU QUE HUONG, GIA DINH

QUA LỜI TRÒ CHUYỆN VỚI CON, NGƯỜI CHA TRONG BÀI NÓI VỚI CON CỦA Y PHƯƠNG ĐÃ THỂ THỂ HIỆN TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG, GIA ĐÌNH

NGUOI CHA TRONG BAI NOI VOI CON CUA Y PHUONG DA THE THE HIEN TINH YEU QUE HUONG, GIA DINH

NGƯỜI CHA TRONG BÀI NÓI VỚI CON CỦA Y PHƯƠNG ĐÃ THỂ THỂ HIỆN TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG, GIA ĐÌNH