Đề bài: Anh/chị hãy cho biết quan niệm của mình về giá trị của con người ở các câu Tục ngữ về con người và xã hội
Tục ngữ là một thể loại văn học dân gian đã có từ ngàn đời nay. Tục ngữ là sự kết tinh kinh nghiệm, trí tuệ của ông cha ta qua bao đời. Không chỉ những kinh nghiệm về thiên nhiên và lao động sản xuất, tục ngữ còn là kho báu khinh nghiệm dân gian về của con người và xã hội. Dưới những hình thức nhận xét, đánh giá, khuyên nhủ, tục ngữ truyền đạt rất nhiều bài học bổ ích về cách nhìn nhận giá trị của con người trong cách học, cách sống, và cách ứng xử hàng ngày. Điều đó được thể hiện qua những câu tục ngữ tiêu biểu dưới đây:
“Một mặt người bằng mười mặt của”
Đây là lời khẳng định quý báu về giá trị con người. “Mặt người” là một bộ phận trên cơ thể con người, ở đây nó ám chỉ một con người. “Mặt của” là những của cãi, vật chất bên ngoài. Ông cha ta đã dùng phép so sánh giữa “người” và “của”, phép đối lập giữa “một” và “mười” để đề cao giá trị của con người, coi con người hơn của cải vật chất. Con người có thể làm ra của cải nhưng của cải không thể làm ra con người. Câu tục ngữ khẳng định giá của con người thể hiện tư tưởng nhân văn của nhân dân ta, coi trọng con người đặt tính mạng của con người là lên trên hết.Từ xưa ông cha đã quan niệm về những nét đẹp của con người rất tinh tế:
“Cái răng, cái tóc là góc con người”
“Răng”, “tóc” là một bộ phận nhỏ trên cơ thể con người, nhưng nó là cái ta nhìn thấy, để ý đến đầu tiên của một người nào đó. “Góc” là một phần nhỏ nhưng nó toát lên cả một vẻ đẹp của con người. Câu tục ngữ muốn nói đến những chi tiết nhỏ như cái răng, cái tóc lại làm nên vẻ đẹp con người. Ông cha ta muốn nhắn nhủ con cháu phải để ý đến hình thức bên ngoài vì nhìn hình thức bên ngoài người ta có thể đánh giá được phần nào con người bên trong. Nhất là người phụ nữ, dù không được xinh đẹp thì cũng nên ăn mặc, đầu tóc gọn gang. Khi đó người ta nhìn vào phần nào sẽ đánh giá người phụ nữ đó có “công-dung-ngôn-hạnh” hay không. Như ngày xưa chúng ta có tục nhuộm răng đen, những ai có hàm rang đen óng thì được coi là đẹp. Dĩ nhiên mỗi thời, mỗi xã hội lại khác nhau nhưng không thể phủ nhận ông cha ta đã có quan niệm về cái đẹp qua mái tóc, hàm rang từ rất lâu đời.Tiếp theo là câu tục ngữ nói về phẩm chất của con người:
“Đói cho sạch, rách cho thơm”
Câu tục ngữ được chia làm hai vế tách biệt cũng tước ứng với hai cặp từ đối lập: “đói” và “sạch”, “rách” và “thơm”. Đói, rách thể hiện cuộc sống của con người nghèo khó khổ cực. Sạch, thơm là từ hoan dụ chỉ phẩm chất của con người trong sáng tốt đẹp. Câu tục ngữ muốn nói dù có nghèo có đói đến đâu thì cũng phải giữ cái tâm mình sạch, nhân cách mình thơm. Ông cha ta muốn dạy dù cuộc sống có khổ cực đến đâu, dù dòng đời có xô đẩy như nào cũng phải giữ được phẩm chất tốt đẹp cao quý của con người mình. Không vì nghèo khổ mà bán rẻ lương tâm, làm điều xấu xa tội lỗi “ giấy rách phải giữ lấy nề”.
Trong các câu tục ngữ về con người và xã hội còn có vô vàn những câu nói lên giá trị tốt đẹp của con người. Trên đây là những câu tục ngữ tiêu biếu thể hiện được những phẩm chất, cái đẹp mà ông cha ta đã khuyên nhủ, răn dạy con cháu mình. Chúng ta cần phát huy và gìn giữ những giá trị quý báu đó.
TỪ KHÓA TÌM KIẾM
QUAN NIEM VE GIA TRI CON NGUOI TRONG MOT SO CAU TUC NGU VE CON NGUOI XA HOI
HÃY PHÂN TÍCH CÂU TỤC NGỮ VỀ XÃ HỘI, CON NGƯỜI MÀ EM BIẾT
NÊU KHÁI QUÁT KHO TÀNG TỤC NGỮ VIỆT NAM VỀ CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI
Leave a Reply