Đề bài: Quan niệm về vẻ đẹp của con người ở các câu Tục ngữ về con người và xã hội
Bài làm
Văn học dân gian được ví như cuốn Bách khoa thư của nhân loại. Việt Nam cũng tự hào vì có được một kho tàng tri thứ từ cuốn “bách khoa thư” này. Có thể nói trong đó thể loại tục ngữ mang lại cho chúng ta nhiều bài học, vốn sống, kinh nghiệm nhất so với cái thể loại khác. Không chỉ vậy Tục ngữ còn thể hiện được cái nhìn sâu sắc về vẻ đẹp của con người của người xưa mà đến nay vẫn vẹn nguyên giá trị đó.
Con người là trung tâm của vũ trụ, chính vì vậy mà mọi thứ liên quan đến con người đều được các câu tục ngữ nhắc đến. Có thể là cách đi đứng, ăn mặc, cử chỉ,… đều có chuẩn mực để hướng con người đến vẻ đẹp Chân-Thiện-Mỹ. Vẻ đẹp của con người đầu tiên thể hiện qua ngoại hình. Cha ông ta có câu ‘trông mặt mà bắt hình dong’ quả thật không sai. Tức là nhìn vẻ bề ngoài ta có thể đánh giá được phần nào tính cách nội tâm bên trong của người đó. Qua cách nói, cách hành động, cách đối nhân xử thế mà người ta có thể đánh giá một con người xem họ tốt hay xấu. Rồi những câu tục ngữ như “Cái răng cái tóc là góc con người” cũng đáng để ta suy nghĩ về cách làm đẹp ngoại hình của bản thân. Những bộ phận trên cơ thể nhỏ như cái răng, cái tóc cũng cần được chú ý, chăm sóc. Một người được coi là đẹp khi họ có một hàm rang trắng, đều tăm tắp, bởi khi họ cười sẽ đem lại sự thân thiện đối với mọi người xung quanh. Một mái tóc gọn gàng sạch sẽ cũng phần nào làm bừng sáng gương mặt của người đó. Hãy biết làm đẹp bản thân mình từ những thứ nhỏ nhất bởi nó là ‘một góc con người’.
Nhưng nếu chỉ có vẻ đẹp bề ngoài thì con người có thực sự có vẻ đẹp hoàn hảo? Con người nếu chỉ đẹp ngoại hình mà tâm hồn, hành động của họ lại ngược lại với vẻ đẹp được nhìn thấy bề ngoài thì vẫn chưa được coi là đẹp. Ông cha ta cũng có câu “tốt gỗ hơn tốt nước sơn” đã ám chỉ điều này. Con người chỉ đẹp khi họ có tâm hồn và hành động thiết thực hướng tới đến những mục đích tốt lành cho bản thân và cho cả xã hội. Hãy đừng là một bông hoa mà chỉ có sắc còn không hương.
Hãy sống và ‘Thương người như thể thương thân’. Câu tục ngữ như răn dạy chúng ta hãy thương người khác như thương bản thân mình. Khi mình hành động điều gì cũng phải cân nhắc trước sau nếu như ảnh hưởng đến người khác thì hãy cân nhắc. Bởi ai cũng có một cuộc sống riêng, học cũng là con người và họ cần được yêu thương và tôn trọng. Hai tiếng ‘thương người’ được cha ông ta khéo léo đặt trước từ ‘thương thân’ để muốn nhấn mạnh đối tượng cần sự đồng cảm, thương yêu.
Một gười có vẻ đẹp tâm hồn đẹp không thể quên được ân nhân, người đã giusp đỡ mình để mình có ngày được hái quả ngọt. Và câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là câu tục ngữ đặc sắc nói về lòng biết ơn của con người đối với những người đã giúp mình lúc khó khăn hoạn nạn.
Sống ở trên đời này, không có cái gì tự nhiên mà có, không có cái gì tự nhiên mà đến. Mọi thứ chúng ta được thừa hưởng tưởng như chuyện dĩ nhiên này lại đều do công sức của con người làm ra. Cho nên chúng ta phải biết trân trọng sức lao động và biết ơn những thế hệ đi trước đã ‘trồng cây’ biết bao nhiêu công sức, để tạo ra bao thành quả vật chất, tinh thần tốt đẹp dành cho các thế hệ sau.
Vẻ đẹp của con người luôn luôn được thể hiện và nhìn nhận qua 2 khía cạnh là ngoại hình và phẩm chất. Con người chỉ được coi là đẹp khi người đó có đầy đủ hai phẩm chất này. Cách đánh giá, nhìn nhận của của người xưa thật đúng đắn, không chỉ là những bài học mà còn là sự chiêm nghiệm quý báu.
Qua những câu tục ngữ của người xưa để lại, chúng ta không chỉ hiểu về cách nhìn nhận, đánh giá con người. Những bài học thiết thực, gần gũi với chính chúng mà tục ngữ để lại đến bây giờ vẫn có tác dụng to lớn, giúp mỗi chúng ta tự hoàn thiện về tình cảm và trí tuệ để trở thành người hữu ích cho gia đình và xã hội.
TU KHOA TIM KIEM:
VE DEP CUA CON NGUOI QUA TUC NGU
TUC NGU VE CON NGUOI VA XA HOI
VE DEP CUA CON NGUOI QUA CAU TUC NGU CON NGUOI VÀ XA HOI
Leave a Reply