Đề bài: Một triết gia nổi tiếng phương Tây cho rằng: “ Phải biết ác, biết tàn nhẫn để sống cho mạnh mẽ”. Nhà văn Nam Cao lại cho rằng : “ Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai người khác để thỏa mãn lòng ích kỉ, kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai của mình. Anh chị có suy nghĩ gì về hai ý kiến trên.
Mỗi người có quan niệm riêng về cuộc sống, tuy nhiên nó cũng đều được xây dựng trên chuẩn mực đạo đức mà xã hội quy định. Có hai ý kiến trái chiều về quan niệm đạo đức. Như một triết gia nổi tiếng phương Tây cho rằng: “ Phải biết ác, biết tàn nhẫn để sống cho mạnh mẽ”. Nhà văn Nam Cao lại cho rằng : “ Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai người khác để thỏa mãn lòng ích kỉ, kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai của mình.
Cả hai ý kiến trên đều có những ý kiến trái chiều lẫn nhau. Theo triết gia nổi tiếng phương Tây cho rằng: “ Phải biết ác, biết tàn nhẫn để sống cho mạnh mẽ”, điều đó có nghĩa là phải biết ác, biết tàn nhẫn, để mình mạnh mẽ sống hơn. Và theo Nam Cao lại cho rằng: “ Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai người khác để thỏa mãn lòng ích kỉ, kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai của mình”, kẻ mạnh là những người có quyền hành, có tiền, cũng không nên giẫm lên vai người khác để thỏa mãn lòng ích kỉ của mình, mà người mạnh phải là người biết giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai của mình.
Có thể thấy hai quan niệm này hoàn toàn trái ngược nhau, quan niệm của Nam cao mang tư tưởng nhân văn, nhân đạo hơn, nó khuyên ngăn con người cần sống đức độ, cần phải cảm thông, đồng cảm sâu sắc trước những số phận bất hạnh trong cuộc sống. Để có được quyền lợi, thực hiện quyền lợi bản thân cũng không nên giẫm lên vai người khác để đạt được những giá trị đó. Những người như thế thật ích kỉ và thật đáng phê phán, còn những con người biết giúp đỡ người khác trên đôi vai của mình, là những người đáng được khen ngợi bởi tinh thần cao quý, cao cả của họ đối với tất cả mọi người. Chính những tinh thần đó cũng khích lệ mỗi người chúng ta cần phải có tinh thần nhân văn, nhân đạo hơn trong cuộc sống. Không nên chỉ vì những điều ích kỉ muốn thỏa mãn ước muốn mà giẫm đạp trà đạp lên người khác.
Kẻ mạnh là người biết giúp đỡ những con người nghèo khổ trên chính đôi vai của mình, luôn biết cố gắng giúp đỡ, đồng cảm trước số phận của những con người nghèo khổ, vất vả, chịu đựng những khó khăn, gian nan mà cuộc sống này đưa ra. Đây là những con người đáng được khen ngợi và có tấm lòng nhân văn cao quý.
Tuy nhiên theo quan niệm của nhà triết gia nổi tiếng Pháp lại cho rằng: “ Phải biết ác, biết tàn nhẫn để sống cho mạnh mẽ”, điều mong muốn là giúp chúng ta sống mạnh mẽ hơn, tuy nhiên phải biết học cách sống ác, biết tàn nhẫn. Điều này được thể hiện qua lĩnh vực kinh doanh, đây là một trong những lĩnh vực mà chúng ta nhìn nhận dễ dàng và nhanh gọn nhất, luôn cần phải tàn nhẫn, để có được lợi nhuận.
Chính vì quan niệm này mà rất nhiều người đã mắc vào những sai lầm trong cuộc sống, họ đã tàn nhẫn mà làm những điều ác để thực hiện những điều ích kỉ mà bản thân mong muốn, không biết suy nghĩ cho người khác. Có thể thấy trong quan điểm này, mỗi người đều có những quan niệm khác nhau trong cuộc sống. Nam cao là nhà văn luôn đề cao tinh thần nhân văn, nhân đạo. Đúng như trong Trăng Sáng Nam Cao đã từng viết: “Nghệ thuật không là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối! Nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp người lầm than. Chính những điều này mà quan niệm của Nam Cao luôn muốn nhấn mạnh đến tinh thần nhân văn.
Luôn muốn đề cao con người, đề cao tinh thần nhân đạo của con người. Còn ngược lại nhà triết gia Pháp lại đề cập đến sự mạnh mẽ của con người, nhưng lại phải sống ác, biết tàn nhẫn.
Mỗi người đều có quan niệm riêng, tuy nhiên Nam Cao là nhà văn sẽ luôn được đề cao là nhà văn của tinh thần nhân văn, nhân đạo.
Leave a Reply