Soạn bài Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ.
Câu 1: Trong tác phẩm từ ngất ngưởng được sử dụng mấy lần:
+ Trong tác phẩm tác giả đã sử dụng 4 lần từ ngất ngưởng, ở đây từ ngất ngưởng thể hiện thái độ ngông nghênh, hống hách của tác giả trước cuộc sống. Ngất ngưởng ở đây thể hiện sự chông chênh, coi thường cuộc sống, thói đời.
+ Nghĩa của từ ngất ngưởng mà tác giả sử dụng ở đây có thể là: Thái độ ngông nghênh, ngạo mạn trước cuộc sống, không bị phụ thuộc hay bất cứ điều gì với cuộc sống, luôn thể hiện được bản lĩnh cá nhân. Cái tôi không sợ hãi những điều gì từ cuộc sống, hênh hang đứng vững trong cuộc sống.
+ Từ ngất ngưởng thể hiện sự ngang tang của tác giả ngay cả khi không có chức vụ gì hết.
+ Từ ngất ngưởng thể hiện cái ngông của Nguyễn Công Trứ, cái ngông đó thể hiện bản lĩnh của ông trước cuộc sống.
Câu 2: Vì sao Nguyễn Công Trứ biết là làm quan sẽ gò bó, mất tự do:
+ Khi làm quan là mất tự do, bị gò bó, ông biết vào chốn quan trường là con người bị giam hãm, thế nhưng ông vẫn làm bởi trách nhiệm của ông trước cuộc sống, trước số phận của những người nông dân nghèo khổ. Ông là người có trách nhiệm trước cuộc sống, ông yêu thương và biết quan tâm tới dân chúng.
+ Bởi ông biết khi tham gia vào triều đình cần phải tuân thủ những quy tắc, chuẩn mực lễ giáo phong kiến của chế độ nho giáo, chính lý do đó mà ông cho rằng làm quan là tự nhốt mình vào nồng.
+ Làm quan mất đi sự tự do, bị gò bó cả về thể xác lẫn tâm hồn, nhưng vì sự nghiệp lớn ông vẫn ra làm quan phục vụ đất nước.
Câu 3: Tại sao Nguyễn Công Trứ đã tự kể về mình và có chất ngông?
Trong bài thơ, Nguyễn Công Trứ đã tự kể về mình, tự thuật, đánh giá bản thân.Tự cho mình là người ngất ngưởng bởi vì chất ngông trong chính con người của ông, ông là người dám giữ cái tôi của mình.
+ Trong xã hội phong kiến con người đang ngày càng bị gò bó phụ thuộc vào lễ giáo phong kiến, tuy nhiên ông vẫn sống là chính mình, không sợ và phụ thuộc vào lễ giáo phong kiến, tự cho mình có chất ngông, táo bạo, dám thể hiện cá tính của mình.
+ Ông bỏ qua gò bó của lễ giáo phong kiến, chứa đầy chất ngông, thể hiện qua những hành động của ông trước cuộc sống.
Câu 4: Những nét tự do của thể tài hát nói so với thơ Đường Luật ?
+ Thể hát nói không bị gò bó, chặt chội, đây là một thể loại phóng khoáng và tự do. Nói về số câu, và cách chia khổ thì thể hát nói có quy định về số câu, và cách chia khổ. Tất cả quy luật trong tác phẩm, tự do thoáng đạt, cách gieo vần, nhịp điệu, sự phá cách trong một tác phẩm, không quy định về số câu, số chữ trong tác phẩm.
+ Sự phóng khoáng trong từng lời văn tiếng nói, cách thể hiện nhẹ nhàng, khoáng đạt, không bị quy định về số từ, số chữ, tất cả đều phá cách và thể hiện sự nhẹ nhàng, tự do không bị gò bó về số câu, số chữ trong tác phẩm.
+ Hát nói là thể loại tổng hợp của ca nhạc và thơ, nó có tính chất tự do, khoáng đạt, thích hợp với với thể hiện con người cá nhân.