Soạn bài: Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
I. Kiến thức cơ bản
1. Dẫn trực tiếp như thế nào?
a, Cả hai phần in đậm đều thể hiện cách dẫn của nhân vật mà tác giả muốn đề cập đến.
b, Phần in đậm ở đoạn trích (1) là lời nói của nhân vật thể hiện qua từ “ Cháu nói”
Ở đoạn trích (2) là ý nghĩ của nhân vật qua từ “Họa sĩ nghĩ thầm”
Nội dung được đặt trong dấu ngoặc kép và ngăn cách với phần lời dẫn bằng dấu hai chấm.
c, Chúng ta có thể thay đổi vị trí trước – sau giữa phần lời nói hay ý nghĩ được dẫn và phần lời dẫn, nếu phần lời dẫn đứng sau thì phải thay dấu hai chấm bằng dấu phẩy hoặc dấu gạch ngang.
2. Dẫn gián tiếp như thế nào?
a, Các phần in đậm đều là cách dẫn gián tiếp.
b, Phần in đậm ở đoạn trích (3) là lời nói, lời nói này được thuật lại, chứ không phải chính người nói ra câu nói ấy nói với ai khác.
Phần in đậm ở đoạn trích (4) là ý nghĩ được thuật lại
Giữa nội dung được dẫn với lời người dẫn trong kiểu lời dẫn gián tiếp thì không có dấu câu để ngăn cách. Người ta có thể sử dụng từ “ rằng” hoặc “là” để ngăn cách giữa hai bộ phận với nhau trong câu dẫn gián tiếp.
II. Rèn luyện kỹ năng
1. Cả hai đoạn trích trên đều dẫn trực tiếp. Ở đoạn trích (a) thì nội dung được dẫn ra là lời. Ở đoạn trích (b) thì nội dung được dẫn ra là ý. Và lời và ý của cả hai đoạn trích đều được dẫn lại nguyên văn.
2. Hồ Chí Minh là một nhà thơ, nhà văn và cũng là một danh nhân văn hóa thế giới. Trong báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng thì chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng”.
3. Lời thoại trong truyện được dẫn trực tiếp.
4. Ví dụ
Hôm sau, Linh Phi lấy một cái túi bằng lụa tía, đựng mười hạt minh châu, sai sứ giả Xích Hỗn đưa Phan ra khỏi nước. Vũ Nương nhân đó cũng đưa gửi một chiếc hoa vàng và dặn nói với chàng Trương rằng: “ Nếu chàng còn nhớ tình xưa cũ với thiếp thì xin hãy lập đàn giải oan cho thiếp”.
Leave a Reply