Soan bai Em be thong minh – Soạn bài Em bé thông minh lớp 6.
I Đọc hiểu văn bản
1. Việc dùng các câu đố để thử tài con người rất phổ biến trong các câu chuyện cổ tích. Việc ra câu đố và giải đố có nhiều tác dụng, trong đó chủ yếu là tạo ra các tình huống để phát triển cốt truyện, tạo sức hấp dẫn, cuốn hút người đọc, người nghe. Đồng thời tài năng, phẩm chất trí tuệ của các nhân vật cũng được bộc lộ trong quá trình giải quyết các câu đố mà người thường không giải được.
2. Sự mưu trí và thông minh của em bé được thể hiện qua 4 lần:
– Lần 1: Trả lời câu phi lí của quan viên.
– Lần 2: thay mặt dân làng lí giải câu đố của vua.
– Lần 3: Đáp lại câu đố vua giao cho chính mình.
– Lần 4: Việc giải đố liên quan đến vận mệnh lớn lao của dân tộc.
3. Trong mỗi lần thử thách em bé đều rất nhanh nhẹn, thông minh trả lời từng câu hỏi đưa ra:
– Lần 1:
+ Câu đố: Trâu một ngày cày được mấy đường?
+ Trả lời: Ngựa một ngày đi được mấy bước?
– Lần 2:
+ Câu đố: Vua ban cho ba thúng thóc nếp và ba con trâu đực ra lệnh nuôi đẻ thành chín con.
+ Trả lời: Cậu bé đến tâu vua và trách cha không chịu để em bé. Vì giống đực không đẻ được.
– Lần 3:
+ Câu đố: Vua ban cho một con chim sẻ, yêu cầu thịt con chim sẻ thành ba cỗ thức ăn.
+ Trả lời: Yêu cầu vua rèn chiếc kim khâu thành con dao để thịt chim sẻ làm cỗ.
– Lần 4:
+ Câu đố: Sứ giả nước láng giềng thử tài thách đố luồn sợi chỉ qua con ốc.
+ Trả lời: Cậu bé giải bằng kinh nghiệm dân gian khiến mọi người bất ngờ thú vị vì nó giản dị và hồn nhiên.
4. Câu chuyện đều cao phẩm chất trí tuệ thông minh của người nhân dân nghèo. Mặc dù ít được cắp sách đến trường nhưng vẫn thông minh hoạt bát . Đó là sự thông minh được đúc rút từ hiện thực cuộc sống. Đồng thời các tình huống chuyện bất ngờ, đi dỏm càng tạo tiếng cười cho câu chuyện.
Leave a Reply