Soạn bài: Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt

Soạn bài: Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt

I Tìm hiểu chung về văn bản và phương thức biểu đạt
Câu 1: Văn bản và mục đích giao tiếp
a.    Khi cần biểu đạt một cái gì đó cho người khác biết chúng ta sử dụng ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ viết.
b.    Để biểu đạt một nội dung thật sự đầy đủ, chọn vẹn một cách rõ ràng thì một câu không đủ.
c.    Muốn biểu đạt đầy đủ, chọn vẹn, rõ ràng tương tư, tình cảm nguyện vọng của mình thì chúng ta phải dùng văn bản.
d.    Câu ca dao:
Ai ơi giữ chí cho bền
Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai
•    Câu ca dao nhằm mục đích khuyên nhủ con người.
•    Chủ đề của câu ca dao: Nói lên sự kiên định, giữ chí cho bền.
•    Về luật thơ  có sự liên kết về vần giữa câu 6 và câu 8 ( bền – nền) . Về ý nghĩa nói nên sự vững vàng, kiên định không bị giao động  theo ý của người khác.

e.    Lời phát biểu của thầy ( cô) hiệu trưởng trong ngày lễ khai giảng được coi là văn bản nói vì nó gồm một chuỗi lời dài, có chủ đề, có liên kết có bố cục mạch lạc, cách diễn đạt phù hợp để cho học sinh và giáo viên hiểu.
f.    Bức thư là một dạng văn bản. Nó có chủ đề và nội dung.
g.    Bài thơ, truyện kể – truyền miệng hay bằng chữ viết, câu đối đều là văn bản.
h.    Đơn xin (hay đề nghị,…), thiếp mời cũng là những dạng văn bản.
2. Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản

1)    Có 6 phương thức biểu đạt:
a.    Tự sự (kể chuyện, tường thuật)
b.    Miêu tả
c.    Biểu cảm
d.    Nghị luận
e.    Thuyết minh
f.    Hành chính – công vụ

2)
–    Hai đội bóng đá muốn xin phép sử dụng sân vận động của thành phố;  =>Hành chính – công vụ.
–    Tường thuật diễn biến trận đấu bóng đá; =>  Tự sự
–    Tả lại những pha bóng đẹp trong trận đấu; => Miêu tả
–    Giới thiệu quá trình thành lập và thành tích thi đấu của hai đội; => Thuyết minh
–    Bày tỏ lòng yêu mến môn bóng đá; => Biểu cảm
–    Bác bỏ ý kiến cho rằng bóng đá là môn thể thao tốn kém, làm ảnh hưởng không tốt tới việc học tập và công tác của nhiều người. => Nghị luận.

II Luyện tập
1.Các văn bản dưới đây sử dụng phương thức biểu đạt
a. Tự sự
b. Miêu tả
c. Nghị luận
d. Biểu cảm
e. Thuyết minh
2. Truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên thuộc kiểu văn bản tự sự vì truyện kể lại sự tích về nguồn gốc của các dân tộc sống trên đất nước ta.