Soạn bài: Hoàng Lê nhất thống chí (Hồi thứ năm bốn) của Ngô gia văn phái

Đề bài: Soạn bài Hoàng Lê nhất thống chí (Hồi thứ năm bốn) của Ngô gia văn phái.

Câu 1: Hồi 14 là một trong những phần hay nhất của tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí. Qua hồi này thì tác giả đã dựng nên một câu chuyện về hình ảnh Nguyễn Huệ và sự thất bại tất yếu của đội quân xâm lược vào bờ cõi nước ta lúc bấy giờ.
Nội dung được chia làm 3 đoạn:
–    Đoạn 1: Từ đầu đến hôm đấy nhằm vào ngày 2 tháng chạp năm Mậu Thân (1788) với nội dung là được tin báo quân Thanh đã chiếm đóng Thăng Long, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, tự mình đi dẹp quân giặc.
–    Đoạn 2: Tiếp đó cho đến Vua Quang Trung tiến binh đến Thăng Long rồi kéo vào thành với nội dung là về cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung.

–    Đoạn 3: Còn lại, nói về sự thất bại thảm hại của quân Tôn Sỹ Nghị và sự thảm hại của vua Lê Chiêu Thống.
Câu 2: Hình ảnh của Nguyễn Huệ đã được tác giả miêu tả một cách sinh động, tài giỏi, xứng đáng là một vị anh hùng của dân tộc Việt Nam, những công lao ấy sẽ được khắc ghi cho đến các thế hệ sau này.

Thứ nhất, Nguyễn Huệ có những hành động mạnh mẽ, quyết đoán, được thế hiện qua các chi tiết sau:
–    Nghe được tin báo quân Thanh chiếm đóng Thăng Long thì ngay lập tức Nguyễn Huệ đã họp các tướng sĩ, định thân chinh cầm quân đi ngay.
–    Sau khi lên ngôi Hoàng đế thì đốc thúc đại binh ra Bắc để dẹp giặc, mang lại sự bình yên cho dân chúng.
–    Trực tiếp gặp Nguyễn Thiếp để hỏi âm mưu, cơ đồ.
–    Tuyển mộ quân lính ở Nghệ An, lên kế hoạch tiến quân để đánh giặc.

Thứ hai, Nguyễn Huệ là một người sáng suốt, thông mình, các tài điều binh khiển tướng. Điều đó được thể hiện qua các sự việc sau:
–    Biết phân tích tình hình, lựa chọn thời cơ và đưa ra những quyết sách chiến lược.
–    Vạch kế hoạch đánh giặc, rõ ràng, hợp lí.
–    Biết lựa chọn người tài, nắm được sở trường của họ để phân công vào đúng nhiệm vụ.
Qua đó, ta thấy được hình ảnh vị vua Quang Trung oai phong lẫm liệt, thông mình, có tài điều khiển binh tướng. Hơn thế là sự ca ngợi một con người đã biết đứng lên vì độc lập dân tộc, hi sinh cho lợi ích của nhân dân.

Câu 3: Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua Lê Chiêu Thống.
Về quân tướng nhà Thanh:
–    Tôn Sỹ Nghị bất tài, suốt ngày chỉ lo tiệc tùng, nhậu nhẹt, không quan tâm và lo lắng đến việc bất trắc. Ngoài ra còn không biết nắm bắt tình hình, khi quân Tây Sơn đến thì sợ mất mật, đứng ngồi không yên, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp.
–    Quân tướng thì hèn nhát, thảm hại. Khi quân Tây Sơn ập vào thì hoảng sợ, xin đầu hàng, bỏ chạy toán loạn, dày xéo lên nhau mà chết.

Về vua tôi Lê Chiêu Thống:
–    Vì lợi ích và vị thế của dòng họ nhà Lê mà trở thành kẻ phản động, bỏ đất nước, đi ngược lại với lí lẽ tự nhiên.
–    Đớn hèn, nhục nhã trước quân Thanh.
–    Tháo chạy thục mạng, cướp thuyền của dân để tháo chạy, sau này phải cạo đầu tết tóc như người Mãn Thanh.

Câu 4: Bút pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng khá đa dạng và phong phú, thể hiện ở chỗ:
–    Cảnh tháo chạy của quân tướng nhà Thanh
–    Cảnh bỏ chạy của vua tôi Lê Chiêu Thống
Hai cảnh chạy này khác biệt nhau về nội dung và ý nghĩa của nó, thể hiện sự đối lập nhau nhưng chung quy lại thì đó cũng là cái nhìn chủ quan của tác giả.