Soạn bài: Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự

Soạn bài: Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự

I.    Kiến thức cơ bản
1.    Tóm tắt tác phẩm tự sự nhằm mục đích gì?
Mục đích: Nắm rõ nội dung chính của văn bản một cách tóm tắt, ngắn gọn, dễ hiểu.
Ví dụ, chúng ta có thể gặp một số tình huống tóm tắt sau:
–    Tóm tắt lại câu chuyện “Dế Mèn phưu lưu ký” của nhà văn Tô Hoài
–    Hãy đứng lên trước lớp tóm tắt lại văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ cho tất cả mọi người đều nghe.
–    Tóm tắt lại văn bản “Lặng lẽ Sa Pa” của nhà văn Nguyễn Thành Long cho người bạn bên cạnh mình hiểu rõ hơn về nội dung của tác phẩm.

2.    Cách tóm tắt một tác phẩm tự sự
a, Để tóm tắt tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” chúng ta cần phải vạch rõ những ý sau:
–    Chàng Trương Sinh phải đầu quân đi lính, để lại mẹ già và người vợ trẻ là Vũ Thị Thiết (Vũ Nương)
–    Mẹ Trương Sinh ốm chết, Vũ Nương lo ma chay chu tất.
–    Giặc tan, Trương Sinh trở về nhà, nghe lời con trai, nghi vợ không chung thủy.
–    Vũ Nương bị oan, đành gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự tử.

–    Phan Lang là người cùng làng với Vũ Nương, do cứu mạng thần rùa Linh Phi, vợ vua Nam Hải, nên khi chạy nạn, chết đuối ở biển đã được Linh Phi cứu sống để trả ơn.
–    Phan Lang gặp Vũ Nương trong động của Linh Phi. Hai người nhận ra nhau. Phan Lang được trở về trần gian, Vũ Nương gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn Trương Sinh.
–    Trương Sinh nghe Phan Lang kể, biết vợ bị oan, bèn lập đàn giải oan trên bờ Hoàng Giang.
b,c, Các chi tiết trên tương đối chính xác, chúng ta cần phải bổ sung thêm một số ý để bài tóm tắt được đầy đủ nội dung của câu chuyện mà tác giả muốn đề cập đến.

II.    Rèn luyện kỹ năng
Ví dụ: Tóm tắt lại truyện “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố
Dàn ý
–    Nêu được hoàn cảnh khó khăn của chị Dậu
–    Bán con để trả nợ
–    Thương chồng, thương con
–    Ban đầu, nhùn nhường chịu áp bức, bóc lột
–    Đấu tranh để giành được sự tự do

Bài soạn mẫu 2

Soạn bài: Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự

Câu 1: Với chủ đề “Số phận bi thương của lão Hạc – người nông dân trong xã hội cũ”, 9 sự việc trên đã đầy đủ các nội dung để viết một đoạn văn tóm tắt.
Thứ tự được sắp xếp lại như sau: b – a – d – c – g – e – l – g – h – k

Câu 2: Tóm tắt đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” của nhà văn Ngô Tất Tố
Tình thế đặt chị Dậu trước sự lựa chọn hoặc là để yên cho chúng giày xéo, hoặc đứng lên chống lại chúng. Nhưng vì sự chịu đựng của một con người là có hạn nên chị đã vùng dậy một cách quyết liệt, đấu tranh để bảo vệ quyền lợi cho mình. Lúc đầu, chị “cố thiết tha” van xin với mục đích là “mong” hai tên tay sai tha cho anh Dậu nhưng bọn chúng không mảy may đến lời van xin của chị. Trước sự đểu giả và tàn bạo của cai lệ, “tức quá không thể chịu được”, chị liều mạng chống lại. Chị xưng “bà” với chúng. Hành động của chị Dậu xuất phát từ một quy luật: “Con giun xéo lắm cũng quằn”. Mặc dù là một người phụ nữ, cũng là một người nông dân nhưng chị Dậu đã cho thấy sức mạnh tiềm tàng của mình.

Câu 3: Những ý chính trong 2 văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh và Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng.
–    Cả hai văn bản được trích từ tác phẩm gốc là Quê mẹ và Những ngày thơ ấu.
–    Tôi đi học là một truyện ngắn mang màu sắc hoài niệm. Ngoài cảm xúc dạt dào, tác giả còn sáng tạo thêm một số hình ảnh rất đẹp, rất hay nhưng không đi và trình tự nhất định nên rất khó tóm tắt.

–    Trong lòng mẹ là đoạn trích của chương IV hồi kí “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng. Đoạn trích kể lại cảnh bơ vơ tội nghiệp của bé Hồng đã mồ côi bố lại phải xa mẹ. Do tính chân thật của hồi kí, tác giả đã kể lại diễn biến của sự việc theo hồi ức nên có sự đảo lộn về trình tự, vì vậy rất khó tóm tắt.
Nếu muốn tóm tắt hai văn bản này thì cần phải lập dàn ý chi tiết nhưng tóm lại là hơi khó để tóm tăt.