Đề Bài: Soạn bài tổng kết về phần tập làm văn – Văn lớp 6
I. Các loại văn bản và những phương thức biểu đạt đã học
1. Hãy phân loại các văn bản trong Sách giáo khoa Ngữ văn 6 theo các phương thức biểu đạt và dẫn ra một số ví dụ để điền vào bảng sau:
Gợi ý: Có nhiều văn bản sử dụng các phương thức biểu đạt khác nhau trong cùng một văn bản nhưng ta có thể phân loại chúng dựa vào phương thức biểu đạt chính.
STT |
Các phương thức biểu đạt |
Tên văn bản |
1 |
Tự sự |
Con Rồng cháu Tiên; Bánh chưng bánh giầy; Nàng Út làm bánh ót; Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thủy Tinh; Sự tích Hồ Gươm; Sọ Dừa; Thạch Sanh; Em bé thông minh; Cây bút thần; Ông lão đánh cá và con cá vàng; Thầy bói xem voi; Đeo nhạc cho mèo; Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng; Treo biển, Lợn cưới, áo mới; Con hổ có nghĩa; Mẹ hiên dạy con; Dế Mèn phiêu lưu ký; Bức tranh của em gái tôi; Buổi học cuối cùng; Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng |
2 |
Miêu tả |
Sông nước Cà Mau; Vượt thác; Lũy làng; Mưa; Cô Tô; Lao xao; Động Phong Nha. |
3 |
Biểu cảm |
Đêm nay Bác không ngủ; Lượm; Cây tre; Lòng yêu nước; Bức thư của thủ lĩnh da đỏ. |
4 |
Nghị luận |
2. Phương thức biểu đạt chính trong các văn bản:
– Tự sự: Thạch Sanh, Dế Mèn phiêu lưu ký
– Miêu tả: Mưa
– Trữ tình: Lượm, Cây tre.
3. Trong chương trình Ngữ văn 6, ta đã luyện tập làm các loại văn bản theo những phương pháp như: tự sự, miêu tả, biểu cảm, hành chính- công vụ.
II. Đặc điểm và cách làm
1. Lập bảng
Loại văn bản |
Mục đích |
Nội dung |
Hình thức |
Tự sự | Kể chuyện | Giải thích sự việc, thời gian, địa điểm,thuật lại diễn biến, kết quả | -Kể lại một chuỗi sự việc này hay sự việc kia dẫn đến một kết thúc.
– Hình thức chủ yếu các loại truyện và thể kí |
Miêu tả | để hình dung các đặc điểm tính chất sự việc | tính chất, thuộc tính, trạng thái sự vật, cảnh vật, con người | Trong văn miêu tả thường dùng cá biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, hoán dụ |
Đơn từ | đề nghị, yêu cầu | lí do, yêu cầu | theo mẫu hoặc không theo mẫu. Cần trình bày ngắn gọn, đầy đủ theo một số mục đã quy định sẵn |
2. Bố cục của bài văn
Các phần |
Tự sự |
Miêu tả |
Mở bài |
Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc | Giới thiệu khái quát về sự vật hoặc nhân vật cần miêu tả |
Thân bài |
Diễn biến quá trình của sự việc | Tập trung miêu tả một cách chi tiết nhất nhằm làm nổi bật lên đặc điểm, tính chất của sự việc |
Kết bài |
Kết quả, kết thúc của sự việc đó | Phát biểu cảm nghĩ |
3. Mối quan hệ giữa sự việc, nhân vật và chủ đề trong văn bản tự sự: giữa sự việc, nhân vật và chủ đề trong văn bản tự sự có mối quan hệ chặt chẽ, gắn kết với nhau và có tác động qua lại.
Sự việc cần phải được kể chi tiết và chính sự việc đó được kể nhằm thể hiện một chủ đề của văn bản đó.
4. Nhân vật trong tự sự thường được kể và miêu tả qua các yếu tố như:
– Bằng cách gọi tên, đặt tên
– Giới thiệu tính cách, tài năng
– Được kể qua các hành động, việc làm hay cả những lời nói
– Miêu tả qua hình dáng bề ngoài.
5. – Thứ tự kể trong văn tự sự: có thể kể theo trình tự tự nhiên cái gì có trước kể trước cái gì có sau kể sau. Hoặc cách đảo những sự việc đang diễn ra lên trước rồi quay lại những việc đã qua, hồi tưởng lại.
– Ngôi kể: + Có thể dùng ngôi thứ nhất xưng tôi, đây là cách dễ dàng trực tiếp bày tỏ được quan điểm cũng như cảm xúc của mình.
+ Có thể kể theo ngôi thứ ba: cách này giúp người kể linh hoạt hơn trong cách kể về nhân vật.
6. Miêu tả đòi hỏi cần quan sát sự vật, hiện tượng là bởi vì: Muốn miêu tả cho đúng và hay thì trước tiên ta phải quan sát sự vật, hiện tượng đó có những đặc điểm, tính chất, dáng vẻ, ngoại hình hay diễn biến sự việc, tâm lý của nhân vật. Có như thế chúng ta mới viết có chiều sâu và đặc sắc. Ngoài ra giúp người đọc liên tưởng, tưởng tượng và có những so sánh với đối tượng mình kể.
7. Các phương pháp miêu tả đã học:
– Phương pháp tả cảnh:
– Phương pháp cả người
Leave a Reply