Soạn bài: Từ mượn lớp 6
I Từ thuần việt và từ mượn
a,
– Tráng sĩ: Là một con người khỏe mạnh, có chí khí thường làm được việc lớn.
– Trượng: Là đơn vị chỉ thước đo.
b, Những từ được chú thích là những từ mượn tiếng Hán ( Trung Quốc)
c,
– Các từ mượn từ tiếng Hán: sứ giả, giang sơn, gan, điện.
– Các từ mượn tiếng khác: ti vi, xà phòng, mít tinh, ga, bơm, xô viết,…
d, Từ mượn chưa được Việt hoá hoàn toàn: viết có dấu gạch ngang giữa các tiếng. Từ mượn có nguồn gốc Ấn Âu nhưng đã được Việt hoá cao: viết như từ thuần Việt. Từ mượn có nguồn gốc từ tiếng Hán: viết như từ thuần Việt.
II Nguyên tắc từ mượn
– Mượn từ để làm giàu ngông ngữ dân tộc.
– Không mượn từ nước ngoài tùy tiện vì nó có thể làm hại cho ngôn ngữ dân tộc.
III Luyện tập
Câu 1
a,
– Các từ mượn: vô cùng, ngạc nhiên, tự nhiên, sính lễ
– Đây là từ Hán Việt
– Đặt câu: Lòng mẹ thương các con vô cùng.
b,
– Từ mượn: gia nhân
– Đây là từ Hán Việt
– Đặt câu: Người giúp việc xưa được gọi là gia nhân, còn bây giờ người giúp việc được gọi là ô sin.
c,
– Từ mượn: pốp, in-tơ-nét (gốc tiếng Anh); quyết định, (từ Hán Việt).
– Đặt câu: Máy tính kết nối in-te-net.
Câu 2:
a,
– Khán giả là người xem
– Thính giả là người nghe
– Độc giả là người đọc
b,
– Yếu điểm là điểm trọng yếu
– Yếu lược là tóm tắt những điểm quan trọng
– Yếu nhân là người quan trọng
Câu 3: Một số từ mượn:
– Đơn vị đo lường: mét, ki – lô – mét, xăng – ti – mét,…
– Bộ phân xe đạp: gác – ba –ga, ghi – đông,…
– Tên đồ vật: ra- di – o, pi – a –nô
Câu 4:
– Các từ mượn là phôn, fan, nốc ao
– Thường được dùng trong hoàn cảnh giao tiếp thân mật, gần gũi.
Leave a Reply