Soạn bài Tự Tình của Hồ Xuân Hương

Soan bai Tu Tinh – Soạn bài Tự Tình của Hồ Xuân Hương

 

Câu 1: Tâm trạng và hoàn cảnh của tác giả trong bốn câu thơ đầu.

Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.”

 

–    Trong hai câu thơ đầu tác giả đang nói về những nỗi trống trải trong trái tim, ở đây nó bao quát rộng cả về không gian và thời gian.
–    Một trong những cảnh vật làm nền cho tâm trạng của tác giả đó là không gian vào ban đêm, thời gian ban đêm là lúc mà tâm hồn của tác giả trống vắng, cô đơn, muộn phiền và cô đơn nhất. Nỗi cô đơn đang dần thể hiện sâu sắc trong tâm hồn của tác giả, văng vẳng những tiếng canh dồn.


–    Đêm là khoảng thời gian mà mọi thứ đều chìm trong giấc mộng, con người đang dần say mê với những giấc mộng, say nồng bên giấc ngủ, nhưng ở đây nhân vật này lại đang tương tư, đang nhung nhớ.
–    Từ trơ mà tác gả sử dụng cũng để thể hiện những nỗi bẻ bang, tủi hổ, cho thân phận của mình.
–    Từ hồng nhan, ở đây chỉ người phụ nữ có tài sắc, nhưng trong xã hội cũ thường thì những người phụ nữ có nhan sắc thì đều có số phận hẩm hiu.


–    Tâm trạng của nhân vật trữ tình ở đây đang rơi vào vòng luẩn quẩn, như đang rơi vào thế khó khăn, không biết giấc mộng và nỗi cô đơn cứ bám vây lấy tâm hồn của nhân vật.
–    Cảnh đêm nhân vật trữ tình chỉ biết làm bạn với chén rượu, cứ say lại tình, tất cả rơi vào sự khó khăn, trống vắng trong tâm hồn.
->    Nỗi cô đơn, tâm trạng buồn tủi cô đơn, ở đây đã diễn tả qua không gian, thời gian, và hành động của nhân vật trữ tình, tất cả đều rơi vào nỗi cô đơn, tuyệt vọng.

 

Câu 2: Tâm trạng và thái độ của nhà thơ qua hình tượng thiên nhiên trong câu 5 và 6.

“Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám.
Đâm tọac chân mây, đá mấy hòn.”

+ Khát khao tình yêu thật cháy bỏng, xiên ngang mặt đất ở đây thể hiện một khát khao mạnh mẽ, sự dâng hiến cho tình yêu. Ở đây mật đất có thể là biểu tượng để nói về sự khó khăn trong tình yêu, nhưng xiên ngang mặt đất, những đám rêu từng đám xiên lên, đâm toạc chân mây.

soan bai tu tinh ho xuan huong


+ Bao nhiêu khó khăn đều có thể vượt qua hết, nếu như trong những câu thơ đầu, tác giả đang thể hiện những nỗi niềm cô đơn, tâm trạng trống vắng, trước khung cảnh thiên nhiên rộng lớn, thì đến những câu thơ này, tác giả lại thể hiện khát vọng, muốn dâng hiến.
+ Sự khó khăn, những dào cản trong tình yêu tác giả đều có thể vượt qua hết. Rêu là sinh vật vốn sống dưới đất, nó nhỏ bé, dễ bị con người dẫm bẹp thế nhưng nó vẫn không bị khuất phục, vẫn xiên ngang mặt đất, chống chọi với thiên nhiên vô cùng khắc nghiệt của cuộc sống, của dào cản xã hội.
->    Với hai câu thơ những cũng đủ để thể hiện những lỗi khát khao mạnh mẽ của nhân vật trữ tình, tất cả thể hiện một bản lĩnh, kiên cường, không cam chịu trước cuộc sống khắc nghiệt.


Câu 3: Tâm sự của tác giả qua hai câu kết.
“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con !”
+ Nỗi buồn mà tác giả đang thể hiện và bộc lộ trực tiếp qua hai câu thơ này, mùa xuân của trời đất là sự tuần hoàn của thời gian vĩnh cửu, cứ quay đi, quay lại không dừng lại, thế nhưng mảnh tình nhỏ bé của nhân vật trữ tình được san sẻ, được tran hòa trong trái tim của con người.
+ Sự ngoa ngán trước cuộc sống, tâm trạng dường như bất lực. Khó khăn gian nan đang dần bủa vây lấy tâm hồn của nhân vật tôi.


 Câu 4: Khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương.
+ Trong tác phẩm, Hồ Xuân Hương đã thể hiện những khát khao hạnh phúc cháy bỏng trong từng câu thơ, từng lời văn, khát vọng sống mãnh liệt, biểu hiện như số phận của rêu, thân phận nhỏ bé, nhưng vẫn có thể chống trọi với cuộc sống khắc nghiệt, với thiên nhiên, với những nhọc nhằn của cuốc sống, tất cả, biểu hiện những số phận nhỏ bé, thân phận đơn côi, cô độc.
+ Khát vọng hạnh phúc của tác giả cũng lớn, mong ngóng hạnh phúc, thân phận nhỏ bé, bị xã hội vùi dập nhưng vẫn khao khát có được tình yêu hạnh phúc, số phận của tác giả cũng đang dần quyết định bởi nghị lực, sự phi thường trong con người của tác giả.
->   Niềm khao khát được sống, được hạnh phúc của tác giả được thể hiện mãnh liệt trong từng câu thơ, từng lời nói, nó thể hiện ý trí, nghị lực, sự kiên cường của tác giả, trước cuộc sống.