Soạn bài Tuyên Ngôn Độc Lập (Hồ Chí Minh) – Phần 2: Tác phẩm
Câu 1: Nêu bố cục của tác phẩm:
+ Bố cục bản “Tuyên ngôn độc lập” gồm 3 phần:
Phần 1: từ đầu đến không ai chối cãi được: Đoạn này đề cập đến cơ sở pháp lý và chính nghĩa của chủ quyền của một dân tộc.
Phần 2 (tiếp đến phải được độc lập): Khát vọng dành độc lập, qua đó còn tố cáo tội ác của thực dân Pháp.
Phần 3 (còn lại): Hồ Chí Minh tuyên bố độc lập của nhân dân ta.
Câu 2: Việc trích dẫn bản tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ và bản tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp trong phần mở đầu có ý nghĩa:
+ Tố cáo tội ác của kẻ thủ, khẳng định chủ quyền độc lập tự do, không xâm phạm đến chủ quyền lãnh thổ của dân tộc.
+ Bác đề cao tinh thần bình đẳng, bác ái cho dân tộc, khẳng định chủ quyền, bất khả xâm phạm của dân tộc Việt Nam, ngăn chặn mọi âm mưu xâm lược của chúng.
+ Một phần lý do cũng là khẳng định vị trí của đất nước, thể hiện khao khát tự do, bình đẳng, mong muốn dân chúng bình an, hòa bình.
Câu 3: Trong phần thứ hai, tác giả đã lập luận những ý kiến sau để khẳng định chủ quyền, độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam:
+ Tác giả đã tố cáo, lột tảy bộ mặt tàn ác của đế quốc thực dân, bác dùng những lý lẽ đanh thép để bọn chúng không thể chối cãi được.
+ Tác giả đã tố cáo thực dân pháp, tội ác của chúng khi sang xâm lược dân tộc Việt Nam.
+ Chủ quyền của đất nước Việt Nam là bất khả xâm phạm, không có một đất nước nào có thể xâm chiếm tới lãnh thổ của Việt Nam.
+ Với những lý lẽ xác thực, toàn bộ tội ác về tất cả mọi mặt, kinh tế, chính trị xã hội đều được lột tả một cách sâu sắc nhất.
+ Lời văn ngắn gọn, nhưng chứa đựng những nội dung đánh thép, có sức truyền cảm mạnh mẽ tới người đọc.
+ Tác giả đã sử dụng liên tiếp điệp từ chúng, để nói về lòng căm thù những tội ác của thực dân pháp đối với dân tộc của ta.
+ Tố cáo sự giả dối của thực dân Pháp, khi chúng kể công khai hóa nước ta, kể công bảo hộ… tất cả những tội ác đó đều được lột tả một cách sâu sắc, chi tiết.
+ Ngày 9 tháng 3 năm 1945, khi Nhật đảo chính, thực dân Pháp bỏ chạy, hoặc đầu hàng để nước ta rơi vào tay Nhật. Chi tiết này đã thể hiện sự nhỏ bé, sợ hãi, thối nát của đế quốc thực dân.
+ Chúng cho nhân dân ta uống rượu, đầu độc dân ta bằng thuốc phiện, tất cả những hành động đó đều thể hiện sự dã man, tàn ác của thực dân Pháp.
+ Tất cả những luận điểm mà tác giả đề cập đều nhằm tố cáo tội ác của bọn đế quốc, thông qua đó cũng phần nào thể hiện tinh thần của dân tộc Việt Nam, khẳng định chủ quyền độc lập, tự do của dân tộc, khi bị thực dân Pháp xâm lăng.
Câu 4:Tác phẩm “Tuyên ngôn độc lập” thể hiện phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh trong văn chính luận: lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, ngôn ngữ hùng hồn.làm sáng tỏ ý kiến trên:
+ Với toàn bộ nội dung của bản Tuyên Ngôn Độc Lập, tác giả đã thể hiện nội dung đơn giản, ngắn gọn, súc tích, nó diễn tả qua từng câu văn súc tích, khiến người đọc cảm thấy cô đọng và súc tích.
+ Ngôn ngữ mà tác giả sử dụng cũng vô cùng trong sáng: Nó tuân thủ toàn bộ quy tắc và chuẩn mực của tiếng Việt. Từ ngữ dễ hiểu, đơn giản, khiến người đọc cảm thấy thoải mái, thú vị.
+ Luận điệu đanh thép, dẫn chứng thuyết phục người nghe, toàn bộ dẫn chứng mà tác giả thể hiện nhằm tố cáo tội ác của kẻ thù, thể hiện những luận điểm sắc sảo, rõ ràng cho người đọc.
+ Toàn bộ dẫn chứng mà tác giả sử dụng đều có tác dụng thể hiện lý lẽ thuyết phục người đọc, tố cáo tội ác của kẻ thù bằng những bằng chứng xác thực nhất, chúng không thể chối cãi được.
Leave a Reply