Đề bài: Soạn văn: Sự tích Hồ Gươm lớp 6.
I Đọc hiểu văn bản
Câu 1:
Đức Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần vì Đức Long quân muốn giành thắng lợi và vì cuộc khởi nghĩa này hợp lòng dân, ban đầu sức quân còn yếu nên gặp nhiều thất bại.
Câu 2:
Lê Thận nhận được lưỡi gươm dưới nước, Lê Lợi nhận được chuôi gươm trên rừng. Lê Lợi đem khớp với nhau thì vừa như in.
Mỗi bộ phận gươm ở một nơi nhưng cuối cùng cũng hợp lại được thể hiện đồng lòng, thống nhất ý nguyện chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước của nhân dân ta. Trên gươm có hai chữ “ Thận Thiên” nhấn mạnh tính chất chính nghĩa hợp ý trời, hợp ý dân.
Câu 3:
Sức mạnh của thanh gươm: nhuệ khí nghĩa quân ngày càng mạnh, từ nhiều lần thu và bị đông, nghĩa quân đã tự chủ động đi tìm giặc để đánh giành thắng lợi vang dội, quân Minh buộc phải rút quân về nước.
Câu 4:
Khi đất nước đã thanh bình Long Quân cho Rùa Vàng đi đòi lại gươm thần. Khi ấy Lê Lợi đang dạo trên hồ Tả Vọng nghe rùa nói Lê Lợi đã rút gươm nâng lên về phía Rùa Vàng, Rùa vàng ngậm và nặn xuống nước.
Câu 5:
Ý nghĩa của câu truyện: thể hiện khát vọng hòa bình của dân tộc ta, sự đoàn kết, hợp lòng dân và ý chí quyết thắng chống giặc ngoại xâm. Ca ngợi tính chất chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Và lí giải tên hồ là Hồ Gươm ( Hoàn Kiếm ).
Câu 6:
Rùa Vàng còn xuất hiện trong truyền thuyết Mị Châu – Trọng Thủy. Rùa vàng tượng trưng cho thần biển và mang lại sức mạnh, nguyện vọng và công lí cho nhân dân.
II Luyện tập: Tóm tắt truyện Sự tích Hồ Gươm
Giặc Minh xâm lược nước ta, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa tại Lam Sơn nhưng ban đầu yếu thế hay bị thua. Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để đánh giặc ngoại xâm.Một người đánh cá tên là Lê Thận kéo lưới được một lưỡi gươm.
Sau Lê Lợi bị giặc đuổi, chạy vào rừng bắt được chuôi gươm, đem tra vào lưỡi gươm ở nhà Lê Thận thì vừa như in, mới biết đó là gươm thần. Từ khi có gươm thần, nghĩa quân đánh đâu thắng đấy,và cuối cùng đánh tan quân xâm lược. Đất nước hòa bình, Lê Lợi đi thuyền dạo quanh hồ Tả Vọng, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại gươm thần. Bắt đầu từ đó, hồ Tả Vọng đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm.
Leave a Reply