Suy nghĩ của em về hiện tượng chen lấn, xô đẩy, cướp lộc cầu may và đốt vàng mã trong các lễ hội như truyền thống

Đề bài: Em có suy nghĩ gì về các hiện tượng chen lấn, xô đẩy, cướp lộc cầu may và đốt vàng mã trong các lễ hội như truyền thống dưới đây. (Yêu cầu lập dàn ý chi tiết)

Truyền thống đầu năm 2017 phản ánh về tinh thần chen lấn, xô đẩy, cướp lộc, đốt vàng mã ở một số lễ hội như sau:
“Sáng ngày 2 – 2 (mùng 6 tháng giêng) lễ hội chùa Hương đã long trọng diễn ra. Sau khi kết thúc màn khai hội, một nhà sư đã có hành động phát lộc (dây chỉ đỏ đeo cổ có hình đức Phật)… Hành động này đã khiến du khách chen lấn, xô đấy, giành giật, gây ra hình ảnh không đẹp mắt tại nơi thờ tự.”
(Theo An ninh Thủ đô, ngày 3 tháng 2 năm 2017)
“Tại sân đền Thiên Trường, cảnh cướp lộc cầu may lại tái diễn. Những người vào đến đền đầu tiên lập tức lao đến bàn thờ Trung Thiên đặt ở sân đền và bàn thờ trong đề giật lấy bất cứ cành lộc, hoa nào đang bày tại đây để làm vật cầu may.
Lúc 23 giờ 55 phút, sau khi hoàn thành thủ tục đóng dấu khai ấn, Bân tổ chức quyết định mở hàng rào cho người dân, du khách vào trong đền Thiên trường và Cổ Trạch làm lễ. Ngay lập tức, tại đây diễn ra cảnh chen lấn, xô đẩy, thậm chí leo trèo, dẫm đạp lên nhau để tiến vào đền.”
(Theo Báo mới, ngày 11 tháng 2 năm 2017)
“Có lẽ không ở đâu mà lòng thành của người lễ “quy đổi” rõ ràng như ở đền Bà Chúa Kho… Tiến lễ xong, từng đoàn mâm lớn mâm bé lại được đốt thành tro. Nguyên buổi sáng, bể hóa vàng tại đây liên tục được tiếp lửa không ngơi. Tính ra, mỗi năm cả trăm tỷ đồng tiền thật đã được hóa tro tại đây theo cách này.”
(Theo VTV 24, Đốt vàng mã, lãng phí tiền tỉ, Ngày 3 tháng 2 năm 2017)

(Đề trích từ đề thi học sinh giỏi Văn lớp 8 huyện Hoài Đức)

Lễ hội đền mẫu Thượng Ngàn

Bài làm:

A. Mở bài: Giới thiệu hiện tượng: chen lấn, xô đẩy, cướp lộc, đốt vàng mã ở một số lễ hội
B. Thân bài:
– Phân tích nguyên nhân:
+ Thể hiện niềm tin mù quáng của con người vào các lực lượng siêu nhiên (thánh, thần, trời, phật,…)
+ Phản ánh sự tham lam, thiếu hiểu biết ở một số người khi tham gia lễ hội.
+ Bộc lộ sự kém cỏi về ý thức văn hóa của một số người khi tham gia lễ hội.
– Đánh giá tác hại:

+ Gây lên tình trạng phản cảm, hỗn loạn, mất trật tự ở chốn tôn nghiêm ; làm mất hình ảnh đẹp đẽ của các danh thắng, di tích trong con mắt du khách.
+ Gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người tham gia lễ hội (tranh cướp, xô đẩy nhau có thể dẫn đến thương tích, đánh nhau,…).
+ Tạo điều kiện cho bọn buôn thần bán thánh phát triển, lợi dụng.
+ Lãng phí tiền của.
+ Gây ô nhiễm môi trường.
– Bày tỏ thái độ:
+ Đi lễ chùa, đình, đền đầu năm là một phong tục đẹp của người Việt Nam. Đến chùa, đình, đền con người được thư giãn, vãn cảnh ; được mở rộng hiểu biết về non sông đất nước hoặc truyền thống lịch sử. Đồng thời đến đền, đình, chùa lễ phật, thánh, thần chúng ta thể hiện sự biết ơn đối với tiền nhân và phần nào cũng tạo được tâm lí lạc quan cho con người trong công việc và cuộc sống. Tuy nhiên chúng ta cần phải đến đình, đền, chùa với một thái độ và hành vi có văn hóa để tạo hình ảnh đẹp cho các lễ hội.
+ Phê phán hiện tượng chen lấn, xô đẩy, cướp lộc, đốt vàng mã.
– Đề xuất ý kiến:
+ Các nhà chùa, đình, đền cần phải hướng dẫn, giáo dục du khách, phật tử khi tham gia lễ hội.
+ Nhà nước phải có các biện pháp quản lí : tuyên truyền, giáo dục nhân dân khi tham gia lễ hội ; xử lý nghiêm túc các hiện tượng vi phạm ; tăng cường an ninh bảo vệ các lễ hội.
C. Kết bài:
– Khẳng định lại hiện tượng chen lấn, xô đẩy, cướp lộc, đốt vàng mã ở một số lễ hội là phản cảm, đáng phê phán.
– Rút ra bài học cho bản thân khi tham gia lễ hội.