Đề bài: Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến sau: “Tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó…” (Trích Những tấm lòng cao cả, Ét- môn- đô-đơ A- mi- xi)
Bài làm:
A. Mở Bài:
Dẫn dắt và nêu được vấn đề mà đề bài đưa ra
B. Thân Bài:
1. Giải thích ý kiến:
– Tình yêu thương, kính trọng cha mẹ: là lòng biết ơn, trân trọng, hiếu thảo…của con cái với những người đã sinh ra và nuôi dưỡng mình; tình cảm thiêng liêng: là tình cảm cao đẹp, đáng nâng niu trân trọng…; chà đạp: đối xử thô bạo, coi thường, ngược đãi cha mẹ; xấu hổ và nhục nhã: thái độ hổ thẹn, cảm thấy xấu xa nhơ nhuốc, bị lên án khi đối xử bất hiếu với cha mẹ.
– Bằng cách diễn đạt trực tiếp, câu nói khẳng định, nhấn mạnh tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm cao đẹp nhất, thiêng liêng nhất của mỗi người; cần lên án những kẻ không biết trân trọng, nâng niu, giữ gìn tình cảm đó.
2.Bàn luận:
– Khẳng định câu nói của A-mi- xi là hoàn toàn đúng:
+ Cha mẹ là người sinh thành, chịu vất vả cực nhọc để nuôi dưỡng, dạy dỗ con cái trưởng thành. Cha mẹ là người yêu thương con nhất, luôn dành cho con những điều tốt đẹp nhất. Vì vậy, đối với mỗi người, tình yêu thương kính trọng cha mẹ là tình cảm tốt đẹp và thiêng liêng. Đó là tình cảm nhân bản, cội nguồn.
+ Tình yêu thương, kính trọng cha mẹ được biểu biện qua cử chỉ (ánh mắt, nụ cười), lời nói, những việc làm cụ thể, thiết thực… (Dẫn chứng)
+ Ý nghĩa của tình cảm đó với mỗi người: đem đến niềm vui, hạnh phúc và ý nghĩa cuộc sống cho cha mẹ, tiếp thêm sức mạnh, động lực, niềm tin để mỗi người con có thể vượt qua khó khắn, cạm bẫy, hoàn thiện nhân cách.
+ Người nào không yêu thương, kính trọng cha mẹ không thể có nhân cách làm người. Đó là những kẻ bị lên án, khinh bỉ.(Dẫn chứng)
– Phê phán những người con bất hiếu, ngược đãi cha mẹ.
3. Bài học:
– Cảm nhận sâu sắc tấm lòng cha mẹ và hiểu rõ trách nhiệm của con cái với cha mẹ.
– Thể hiện tình cảm yêu thương, kính trọng cha mẹ bằng những việc làm cụ thể.
C. Kết bài: