Đề bài: Anh chị hãy nêu suy nghĩ của mình về vấn đề khan hiếm nước ngọt.
Mặc dù hành tinh của chúng ta được gọi là trái đất nhưng thực tế thì nó được bao phủ 2/3 diện tích bề mặt là nước. Nước tạo ra sự sống, nuôi dưỡng con người nhưng chưa bao giờ mà nhân loại lại đứng trước nguy cơ khan hiếm nước ngọt nguy hiểm như hiện nay.
Sức ép dân số, sự phát triển của ngành công nghiệp, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường đã trở thành những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc khan hiếm nước ngọt. Theo tổ chức ổ chức Nông Lương LHQ (FAO) và Hội đồng Nước thế giới (WWC) thì nếu với tình trạng ô nhiễm, tốc độ phát triển như hiện này thì chúng ta khoảng 1 tỷ người trên thế giới thiếu nước sinh hoạt và con số này sẽ tiếp tục tăng gấp 5 lần vào năm 2020.
Chắc hẳn sẽ có nhiều bạn nói rằng, tại sao có thể thiếu nước được khi mà chúng ta được bao vây bởi nước? Tại sao có thể khan hiếm khi nước là tuần hoàn? Câu trả lời rằng dù chúng ta đã được bao phủ bởi nước nhưng chỉ có 2,5% là nước ngọt, trong khi 97,5% là đại dương. Nước đại dương là nước mặn vì vậy chúng không thể phục vụ cho sinh hoạt đời sống hàng ngày. Chính vì vậy nguồn nước ngọt trên thế giới không lớn như chúng ta nghĩ, chúng ta có khoảng 0,3% lượng nước nằm trong các sông, hồ; 30% là nước ngầm, phần còn lại nằm trên các sông băng, núi băng. Chính vì vậy, việc sử dụng và khai thác nước ngọt cần có sự một kế hoạch dài hạn.
Có nhiều người nói rằng nước là tuần hoàn vì vậy, chúng ta dùng rồi thải nước ra ngoài, nước bốc hơi rồi lại mưa xuống vậy chúng ta có mất đi giọt nào đâu. Vậy thì xin thưa rằng nguyên nhân đầu tiên khiến chúng ta khan hiếm nước ngọt chính là sự gia tăng dân số.
Theo thống kê thì các nước phát triển sử dụng 500 – 800 lít/ngày, các nước đang phát triển là 60 – 150 lít/người/ngày. Vậy thì chỉ bằng một phép tính nhỏ chúng ta cũng có thể thấy được rằng lượng nước thải của chúng ta một ngày lớn như thế nào? Đó là chưa kể đến các hoạt động sản xuất công nghiệp và nông nghiệp thì liệu sự tuần hoàn đó có kịp cho chúng ta sử dụng? Không có nguồn tài nguyên thiên nhiên nào là vô tận nếu chúng ta không biết cách sử dụng và bảo tồn.
Gia tăng dân số cũng dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường, chặt phá rừng là hiện tượng nóng lên của toàn thế cầu. Hiện tượng băng tan hai cực làm mực nước biển dâng cao gây nguy hiểm cho các nước ở vùng thấp đồng thời làm mất đi lượng nước ngọt dữ trữ lớn nhất của thế giới. Khai thác mạch nước ngầm vô tội vạ khiến chúng bị ô nhiễm và cạn kiệt.
Không biết tiết kiệm nước, không ý thức được nước là nguồn tài nguyên quý giá đó chính là nguyên nhân dẫn đến việc nguồn nước bị ô nhiễm và cạn kiệt trong khi chúng ta lãng phí nước thì hàng tỷ người ở Châu Phi không có nước uống, hàng ngàn hecta hoa màu bị mất trắng vì hạn hán. Và hậu quả do những việc này cũng đã xẩy ra với ngay chính trên mảnh đất Việt Nam. Chắc hẳn trong đợt mùa hè năm 2016 ở các vùng đất như Ninh Thuận – Bình Thuận lần đầu tiên trong lịch sử hạn hán kéo dài nhiều tháng liền. Cuộc sống khó khăn, động vật, thực vật chết cả con người điêu đứng.
Đã đến lúc chúng ta cần hành động để bảo vệ thiên nhiên và nguồn nước ngọt. Nhà nước và các tổ chức bảo vệ môi trường cần làm việc mạnh mẽ hơn nữa với nhiều chế tài xử phạt có tính răn đe với các đối tượng vi phạm nguồn nước và môi trường. Chung tay với các tổ chức quốc tế xây dựng một kết hoạch khai thác quản lý tốt nguồn nước có sẵn đồng thời bảo quản tốt nguồn nước dữ trữ như mạch nước ngầm hay sông ngòi kênh rạch. Tránh tình trạng ô nhiễm xả thải ra môi trường . Tập trung nghiên cứu các vấn đề lọc nước cũng như hệ thống tưới tiêu hiệu quả tiết kiệm.
Không ngừng tuyên truyền động viên nâng cao ý thức của người dân. Đặc biệt là các em học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường. Yêu cầu, giám sát chặt chẽ các khu công nghiệp, doanh nghiệp để đảm bảo nguồn nước luôn được đảm bảo vệ sinh trước khi thải ra môi trường. Trách nhiệm bảo vệ nguồn nước, là trách nhiệm của toàn cầu vì vậy mỗi cá nhân hãy nâng cao ý thức của mình hướng tới một môi trường tốt đẹp và thân thiện hơn với con người.
Leave a Reply