Tác giả, hoàn cảnh sáng tác tác phẩm, người dịch và tâm trạng của người chinh phụ

Đề bài: Trình bày ngắn gọn về tác giả, hoàn cảnh sáng tác tác phẩm, người dịch. Cho biết tâm trạng của người chinh phụ trong tác phẩm Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn?


Giữa muôn vàn các thể loại văn học trung đại như: cáo, chiếu, biểu…ngâm khúc là một thể loại đặc sắc và ít có ai làm. Chính vì ít và hiếm cho nên tác phẩm Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn là một tác phẩm tiêu biểu của dạng ngâm khúc. Đặc biệt đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ là một đoạn trích tiêu biểu phản ánh hiện thực xã hội chiến tranh loạn lạc, khiến cho những người phụ nữ có chồng đi lính phải sống trong cảnh cô đơn, tủi nhục, buồn bã mà nỗi nhớ chồng luôn đau đáu trong lòng.


Đặng Trần Côn là người làng Nhân Mục, huyện thanh Trì, thành phố Hà Nội. Ông sống vào những năm đầu thế kỉ XVIII. Sinh thời ông là người thông minh tài giỏi, học ít hiểu nhiều. Tưởng chừng ông cũng giống như bao người tài giỏi thông minh khác, chọn con đường thi cử ra làm quan để phụng sự triều đình. Tuy nhiên với bản tính tự do không thích gò bó, Đặng Trần Côn lại chọn một cuộc sống bình thường nơi quê nhà mà không thi cử đỗ đạt làm quan. Trong sự nghiệp sáng tác của ông, Chinh phụ ngâm là một tác phẩm tiêu biểu nhất, hay nhất và được chú ý nhất.


Về bản dịch của Chinh phụ ngâm thì có hai dịch giả dịch tác phẩm này là Phan Huy Ích và Đoàn Thị Điểm. Phan Huy Ích quê ở Thiên Lộc , Nghệ An. Ông cũng là một người học rộng tài cao, ông đõ tiến sĩ năm 26 tuổi. Tác phẩm tiêu biểu của ông là Dụ am văn tập và Dụ am ngâm lục. Dịch giả thứ hai là Đoàn Thị Điểm (1705-1748), bà sinh ra tại mảnh đất Văn Giang Kinh Bắc nay thuộc tỉnh Hưng Yên. Bà không chỉ đẹp người mà lại còn có tài văn chương. Tác phẩm tiêu biểu bao gồm bản dịch chinh phụ ngâm và Truyền kì tấn phả.


Chinh phụ ngâm được sáng tác vào những năm 40 của thế kỉ XVIII, dịch giả dịch bản dịch rất sát với nghĩa của bản chữ Hán, bên cạnh đó dịch giả cũng có sáng tạo về mặt thể loại. Bản chữ Hán được làm theo thể ngâm khúc còn bản dịch được sáng tạo theo thể song thất lục bát.


Đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ từ câu 193 đến 216 trong Chinh phụ ngâm. Đoạn trích thể hiện nỗi lòng của người phụ nữ khi có chồng phải đi chinh chiến xa nhà.

trinh bay tac gia tinh canh le loi cua nguoi chinh phu


Trước hết, với hoàn cảnh chồng nơi trận mạc, người chinh phụ mang trong mình mỗi nỗi nhớ thương không vơi, luôn đau đáu bên mình. Nàng buồn rười rượi trước khung cảnh thiên nhiên lạnh lẽo cô đơn:


“Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.
Ngoài rèm thước chẳng mách tin,
Trong rèm dường đã có đèn biết chăng ?

Đèn có biết, dường bằng chẳng biết,
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.
Buồn rầu nói chẳng nên lời,
Hoa đèn kia với bóng người khá thương !”


Người con gái nhớ chồng một mình gieo bước trên những bậc thềm vắng, nơi bậc thèm ấy trước đây nàng cùng với chồng mình cùng nhau bước trên đó nhưng giờ đây thì chỉ có mình nàng. Hết đứng thì lại ngồi, nỗi nhớ vẫn cứ đeo đẳng trong lòng nàng khôn dứt. Nàng ngồi trong rèm mong con chim thước báo tin chàng nơi chiến trận. Nhưng thước nào có biết, có đèn ngày đêm thức ngủ cùng nàng, tưởng là tri kỉ tưởng là hiểu thấu nhưng đèn cũng đâu có hiểu lòng nàng. Người chinh phụ không tỏ được cùng ai nên nỗi lòng lo lắng nhớ thương vẫn cứ giăng kín trong lòng. Nàng lo cho chàng, nhớ chàng mà thức trắng đêm khuya, năm canh đếm được cả năm:


“Gà eo óc gáy sương năm trống,
Hoè phất phơ rủ bóng bốn bên.
Khắc giờ đằng đẵng như niên,
Mối sầu dằng dặc tựa miền bể xa.

Hương gượng đốt, hồn đà mê mải,
Gương gượng soi, lệ lại chứa chan.
Sắt cầm gượng gảy ngón đàn,
Dây uyên kinh đứt, phím loan ngại chùng”


Tiếng con gà gáy báo năm canh cũng không hân hoan như chào đón một ngày mới nữa mà nó “eo óc” thê lương. Bông hòe phất phơ nhưng lại rủ bóng, mỗi một khắc trôi qua tựa hồ một năm. Thời gian trôi càng chậm thì nỗi sầu càng dằng dặc như biển xa. Thời gian trôi chậm hay lòng người không yên. Người con gái cô đơn hương gượng đốt, gương gượng soi. Có đôi lúc con người ta sợ đối diện với chính mình bởi khi đó người ta phải đối diện với một nỗi lòng lớn khiến họ không thể cầm được dòng lệ chứa chan hay sự tủi phận. Người chinh phụ ngại cả đánh đàn vì sợ dây đàn đứt báo điềm gở.


Nàng thương nhớ chinh phu mà muốn gửi gió đông tấm lòng của mình tới người chinh phu nơi trận mạc:


“Lòng này gửi gió đông có tiện,
Nghìn vàng xin gửi đến non Yên.
Non Yên dù chẳng tới miền,
Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời.

Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu,
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong.
Cảnh buồn người thiết tha lòng,
Cành cây sương đượm, tiếng trùng mưa phun.”


Nỗi nhớ chàng lúc nào cũng đau đáu trong lòng nàng, dẫu biết là vô vọng, dẫu biết là không thể nào chàng biết được nhưng nàng vẫn nhờ gió gửi tới chàng. Trời thăm thẳm xa vời giống như nỗi nhớ của nàng đau đáu nào ai hay. Ngoài kia cành cây sương đượm, tiếng mưa phùn trùng lại cả không gian.


Như vậy, đoạn trích thể hiện nỗi nhớ nỗi lo lắng của người chinh phụ dành cho người chồng của mình nơi trận mạc. Những câu hỏi tu từ được đặt ra như nhân vật trữ tình tự hỏi chính bản thân mình mà không có câu trả lời. Nỗi nhớ chàng cứ hiền hiện trong tâm trí như một mối sầu dài dằng dặc. Cảnh vật ngoài kia cũng nhuốm màu tâm trạng thương nhớ. Phải nói tác giả thật tài tình khi đã miêu tả tâm lý của người con gái hay và sâu sắc đến thế.