Đề bài: Bài thơ có tên Bánh trôi nước, vì vậy nét nghĩa trước hết là tả thực. Hãy tìm những hình ảnh để miêu tả hình dáng cũng như cách làm bánh trôi theo nét nghĩa này?
Ngoài nét nghĩa tả thực bài thơ còn nét nghĩa nào khác không? Hình ảnh chiếc bánh và cách làm bánh trôi gợi cho em liên tưởng đến điều gì? Qua đó em có nhận xét gì về thái độ mà tác giả bộc lộ trong bài thơ
Hồ Xuân Hương được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm với nhiều tác phẩm văn học có giá trị không chỉ đối với văn học Trung đại mà đến tận ngày nay. Bài thơ Bánh trôi nước là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất trong sự nghiệp sáng tác của Hồ Xuân Hương. Mượn hình ảnh của chiếc bánh trôi, Hồ Xuân Hương đã thể hiện những liên tưởng độc đáo về thân phận của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến đương thời.
Trước hết, ta có thể dễ dàng nhận ra những nét nghĩa tả thực: Hồ Xuân Hương đã miêu tả lại hình dáng của chiếc bánh trôi nước với những đặc điểm cũng nư cách thức làm bánh trôi:
_ Đặc điểm bánh trôi:
+ Màu sắc: Trắng
+ Hình dáng: Tròn
+ Có nhân bên trong
“…Vừa trắng lại vừa tròn”
_ Cách thức làm bánh trôi: Khi đun nước để luộc bánh thì bánh chìm, khi bánh chín thì sẽ nổi
Ý nghĩa biểu tượng: Thân phận và cuộc sống của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Đó là những người con gái tài sắc “Thân em vừa trắng lại vừa tròn” nhưng lại có số phận nổi trôi, “bảy nổi ba chìm”. Số phận của những người phụ nữ này không do họ định đoạt mà do những người đàn ông, những người chồng của họ quyết định “ Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”. Cuối cùng là đi khẳng định phẩm chất thủy chung, tốt đẹp của những người phụ nữ “Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
Qua bài thơ, tác giả Hồ Xuân Hương đã thể hiện sự đồng cảm, xót thương đối với thân phận những người phụ nữ, đồng thời ca ngợi vẻ đẹp về phẩm chất của những người phụ nữ ấy.
Tham khảo thêm bài viết có liên quan:
Leave a Reply