Tính cách và diễn biến tâm trạng của Đan Thiềm trong hồi V

Đề bài: Em hãy phân tích Tính cách và diễn biến tâm trạng của Đan Thiềm trong hồi V

Vở kịch vĩnh biệt Cửu trùng đài là một tác phẩm hay trong đó nó tái hiện sâu sắc những mâu thuẫn kịch xung quanh những nhân vật tồn tại trong tác phẩm, những nhân vật đó thể hiện được dòng diễn biến tâm trạng của nhân vật. Song hành với nhân vật chính là những nhân vật phụ có đóng góp và làm nổi bật lên nhân vật chính, Đan Thiềm là một nhân vật như thế.

Nhân vật Đan Thiềm là người yêu nghệ thuật, yêu cái đẹp, do lòng mến mộ cái đẹp cô đã khuyên Vũ Như Tô xây dựng cửu trùng đài để làm nên một vẻ đẹp cao quý cho dân tộc, cửu trùng đài là một tác phẩm kiệt tác, to lớn, và chính cô cũng không hiểu được để xây dựng cửu trùng đài người nông dân phải chịu những cực khổ, khó khăn như thế nào. Đan Thiềm là nhân vật để lại cho người đọc nhiều day dứt, cô là khởi nguồn của bi kịch Vũ Như Tô, cô khuyên ngăn Vũ Như Tô xây dựng cửu trùng đài.

Yêu cái đẹp, muốn thưởng thức cái đẹp, đó là lý do cô khuyên Vũ Như Tô xây dựng cửu trùng đài, cô là người trực tiếp khuyên và tạo nên bi kịch của cửu trùng đài, nỗi khổ cực của nhân dân cô cũng không thấu hiểu được, những nổi đau khổ, xương máu mà nhân dân đang phải chịu đựng, những khó khăn khổ cực mà người nông dân đang phải hứng chịu cô chưa thấu được.

Nếu để xây dựng một tác phẩm nghệ thuật mà dựa trên xương máu, sức lao động và áp bức bóc lột của người nông dân đó là nghệ thuật xa dời thực tế. Như Nam Cao là người luôn đề cao nghệ thuật vì nhân sinh, chứ không phải nghệ thuật vị nghệ thuật.

Nghệ thuật phải gắn với nhân dân, hiểu và cảm thông được nổi khổ đau của người nông dân, nỗi khổ đó phải được thấu hiểu, cảm nhận sâu sắc trước hình ảnh của người nông dân mỗi ngày đều bị áp bức, bóc lột sức lao động, đau khổ trước nghệ thuật vị nghệ thuật, nghệ thuật xa xôi xa dời thực tế sẽ bị phê phán và cần tránh. Ở đây nhân vật Đan Thiềm cũng rơi vào bị kịch như Vũ Như Tô đó là đều yêu cái đẹp, nhưng yêu cái đẹp mà không hiểu được nổi khổ của những người nông dân nghèo khổ, họ đang phải gánh chịu những nỗi đau khổ, sự áp bức đến tận xương tủy của người nông dân.

Đan Thiềm là một người con gái có nhan sắc, cô đã thuyết phục được Vũ Như Tô xây dựng cửu trùng đài, cô yêu cái đẹp, muốn hưởng thụ cái đẹp, trong hồi V hầu hết mọi mẫu thuẫn kịch đều được thể hiện sâu sắc, tinh tế và sâu sắc nhất, hình ảnh đó gợi lại cho người đọc nhiều xúc cảm sâu sắc trước khung cảnh thiên nhiên, ở đây nhân vật này đang đan xen với tâm hồn yêu cái đẹp với thời cuộc.

Nhưng có lẽ điểm khác biệt sâu sắc của Đan Thiềm với Vũ Như Tô đó là khi cuộc nổi loạn của nhân dân nổi ra, Vũ Như Tô vẫn không hiểu được lý do tại sao mình phải chạy trốn, mình có tội gì. Tâm trạng Đan Thiềm lo lắng, hốt hoảng chạy đi thông báo cho Vũ Như Tô, cô vẫn luôn yêu cái đẹp, yêu thương người nghệ sĩ tài ba, cả hai người đều rất mến mộ cái đẹp. Nhưng đều xa rời thực tế, chưa hiểu được nổi khổ đau của người nông dân họ đang phải hứng chịu mỗi ngày.

Trong tác phẩm này, đoạn trích của hồi V đã thể hiện sâu sắc những bi kịch của tác phẩm, bi kịch của người nghệ sĩ, của những người yêu cái đẹp nhưng không biết cảm nhận được tâm hồn, giá trị cũng như nghệ thuật sâu sắc và cảm nhận về thời thế của đất nước trước khung cảnh của cuộc sống. Nhân dân đang phải chịu những nỗi khổ cực trước lý tưởng đi tìm cái đẹp của những người nghệ sĩ tài hoa.

Nhân vật Đan Thiềm là người yêu cái đẹp đến khi cửu trùng đài bị cháy, thiêu trụi, cô đã tỉnh mộng, hiểu được nguyên nhân, và vỡ mộng trước cái đẹp của mình, ở đây sự khác biệt sâu sắc và rõ nét của hai nhân vậy này ở chỗ Đan Thiềm đã hiểu và thấu được nỗi khổ cực mà người nông dân đã phải chịu đựng trước cái đẹp. Trước khung cảnh của tang tóc, nhân dân lầm than.

Nhưng đến cuối cùng cô vẫn quan tâm đến người nghệ sĩ tài ba, mặc dù đến khi bị thiêu trụi cửu trùng đài, nhưng cô vẫn quan tâm và lo lắng đến tính mạng của Vũ Như Tô, cô khuyên ngăn Vũ Như Tô bỏ trốn, vì lo cho tính mạng của người nghệ sĩ.

Với tài năng trong cách xây dựng nhân vật, tác giả đã thể hiện được sâu sắc tính cách của hai nhân vật chính trong tác phẩm, mỗi nhân vật mang một tính cách riêng, điển hình, đều làm nên thành công của một tác phẩm nghệ thuật.