Đề bài: Suy nghĩ của anh chi về trang phục của học sinh trong nhà trường.
Bài làm:
Thời trang là một phần của cuộc sống vì trang phục giúp con người ta đẹp hơn và tôn lên những giá trị tốt đẹp của bản thân . Những phong cách ăn mắc mới mẻ bắt mắt, cùng sự góp mặt của các ngôi sao nổi tiếng hàng đầu khiến các em học sinh vô cũng yêu thích. Có lẽ vì điều này mà những gam màu đồng phục đã trở nên phai nhạt, những chiếc áo dài trở nên vướng vúi khó chịu hơn trong cuộc sống hiện đại.
Ông cha ta có câu “Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân” để nói lên tầm quan trọng của cách ăn mặc đối với con người. Khi chúng ta quan sát cách ăn mặc của một ai đó chúng ta có thể đoát được phần nào tính cách của người đó. Giả như một người luôn thích ăn mặc quân tây áo sơ mi giày da thì đó là những người chín chắn, cẩn thận. Những người thích quần thụng áo phông bụi thường xu hướng thích sự phóng khoáng và thoái mái. Nhưng để làm sao chọn cho mình những trang phục đẹp phù hợp với tính cách và hoàn cảnh lại không hề dễ. Như vậy, trang phục như thế nào là phù hợp? Trang phục đẹp là trang phục phù hợp với lứa tuổi, vóc dáng, hợp với lan da, hợp với môi trường xung quanh và thời đại ( trong chưng mực).
Tuy nhiên, đáng buồn thay giờ đây dường như không mấy người hiểu được điều đó. Trang phục của các bạn nữ thường tiết kiệm tối đa vải. Áo thì hở ngực, bụng mông và mỏng gần như trong suốt. Còn quần cái bó, hoặc rộng lùng thùng có khi thì ngắn một gang tay. . “Y phục xứng kỳ đức” – “Nhìn trang phục, biết tư cách” chính là để nói rằng trang phục chính là giá trị bản thân chúng ta thể hiện ra bên ngoài vì vậy hãy thật cẩn thận khi lựa chọn trang phục.
Những đứng trước sự đổi thay của thời đại, sự tác động của truyền thông thì các em học sinh cấp 2 cấp 3 đã bị tác động và thay đồi rất nhiều. Các em thường chê những bộ đồng phục của trường và tìm cách biến tấu nó. Em thì cắt ngắn bớt váy để thêm quyến rũ, học sinh nam thì thả mở cúc sơ mi cho giống thần tượng. Liệu rằng các em thấy việc đó thật sự tốt chưa? Đồng phục học sinh được sinh ra nhắm xóa đi khoảng cách giàu nghèo, để tạo nên sự bình bẳng. Nó đại diện cho gương mặt của những thế hệ học sinh đã và đang ngồi trên ghế nhà trường. Hình ảnh áo trắng sân trường đã được bao nhà thơ nhà văn đưa vào tác phẩm mỗi khi nhớ về. Vì vậy, các em hãy tôn trọng bộ đồng phục của mình, hãy coi nó là một phần ký ức về tuổi học trò khi ta lớn lên.
Hãy nhìn sang các nước bạn như Hàn Quốc, Nhật Bản đồng phục đã trở thành một nét văn hóa một ngành công nghiệp thời trang mang đậm phong cách học sinh mà vẫn thời thượng.
Chúng ta đang sống trong thế kỷ 21, thế kỷ của sự thay đổi và hòa nhập. Cách ăn mặc cũng có phần hiện đại và phóng khoáng hơn. Nhưng chúng ta vẫn cần những trang phục lịch sự phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam. Ăn mặc sao cho chúng ta thấy tự tin trong các hoạt động vui chơi chạy nhảy tại trường, lớp. Cái đẹp giản dị trong sáng mới là điều chúng ta cần gìn giữ ở lửa tuổi học trò. Bắt chước những ngôi sao hay cách ăn mặc của người lớn không làm các em đẹp hơn trong mắt người khác, mà nó chỉ khiến các em lố bị hơn vì không phù hợp với lứa tuổi và hoàn cảnh.
Để giúp các em thêm yêu bộ đồng phục và hiểu hết y nghĩa của ăn mặc phù hợp với lứa. Các thấy cô cũng đã cố gắng thay đổi những bộ đồng phục sao cho phù hợp với với xu thế, phong cách của các em học sinh thời đại mới. Trang phục quần trắng váy xanh, hay quân xanh áo trắng đã không còn là sự lựa chọn duy nhất. Những gam màu như kẻ ca rô, đỏ, hay hồng… đã được thêm vào để các em thêm yêu bộ đồng phục. Những tà áo dài chỉ còn được dùng trong những dịp quan trọng để giảm bớt sự khó chịu của các em nữ sinh. Thậm trí ở nhiều trường còn tổ chức các cuộc thi thiết kế đồng phục lớp để các em thoải mái phát huy sự sáng tạo của các em.
Tuy theo thời gian mà mỗi thời kỳ co góc nhìn về cái đẹp trang phục khác nhau nhưng thiết nghĩ sự gọn gàng lịch sự phù hợp với lứa tuổi sẽ mãi là nét đẹp được người tôn vinh.
Tham khảo thêm những bài văn mẫu hay về chủ đề thời trang và trang phục:
Em hãy nêu suy nghĩ của mình về trang phục trong xã hội hiện nay
Theo anh chị nữ sinh nên mặc áo dài truyền thống? Hay đồng phục hiện đại?
Leave a Reply