Đề bài: Học, học nữa, học mãi – Lời khuyên của Lê Nin với thanh niên Liên Xô trước kia vẫn còn nguyên giá trị với những ai mong muốn tiến bộ không ngừng. Hãy trình bày ý kiến của em về vấn đề này.
Bài làm
Đất nước Việt Nam đang trong thời kỷ mở cửa và hội nhập và phát triển. Vì vậy, hơn ai hết chúng ta rất cần những người tài. Vì vậy, để sánh vai với các cường quốc năm chau thì học tập để nâng cao trình độ đáp ứng nhu cầu của xã hội là điều tất yếu. Đây cũng chính là lúc mà câu nói “học, học nữa, học mãi” của Lê – Nin đã phát huy hết ý nghĩa của mình.
Chúng ta thường tự hỏi vậy học là gì? Sau 12 năm đèn sách ở trung học 5-6 năm học đại học cao học thì chúng ta không phải đã học quá nhiều rồi sao. Không học là một quá trình tìm hiểu tiếp thu, tích lũy kiến thức cũng như rèn luyện kỹ năng mới. Đây có thể coi là một quá trình kéo dài suốt cuộc đời của một con người. Vì kiến thức của nhân loại là vô biên, học ở trường lớp thôi chưa đủ chúng ta còn có thể goài xã hội nữa.
Sự phát triển của công nghệ số giúp chúng ta có thể có thêm nhiều nguồn kiến thức để tiếp cận. Báo chí, truyền thông và các phương tiện thông tin đại chúng cũng giúp chúng ta tiếp cận được nhiều nguồn kiến thức bổ ích. Học cần đi đôi với hành vì vậy chúng ta cần thường xuyên vận dụng những điều đó vào cuộc sống để nắm chắc bài học hơn. “Học nữa” có ý rằng trình độ của mỗi con người từ dễ đến khó và không ai là giỏi toàn diện vì vậy chúng ta không nên tự thỏa mãn mà phải biết khiếm tốn và không ngừng học hỏi.
Nói dễ hiểu là chúng ta học hết lớp 12 thì chúng ta học đại học cao học, rồi khi đi làm chúng ta học từ đồng nghiệp, từ sếp của ta. Mỗi ngày nâng cao được kiến thức của mình còn ngưởi ta sẽ không ngừng phát triển và trưởng thành hơn, đáp ứng mọi yêu câu của xã hội. Khi chúng ta còn trẻ sức khỏe còn minh mẫn trí nhớ còn tốt thì phải chăm chỉ học tập, rèn luyên. Nhưng không có nghĩa là đến khi già cũng ta ngừng lại mà chúng ta cần “học mãi” không ngừng nghỉ suốt cuộc đời. Tuổi tác có thể làm chúng ta suy giảm nhiều thứ nhưng chúng ta vẫn tiếp tục tham gia công tác, tích lũy kinh nghiệm. Chúng ta truyền đi những kiến thức của mình cho thế giới trẻ và học hỏi từ họ những kiến thức mới.
Từng câu từng chữ trong lời dạy của Lê – Nin có ba từ “học” được ngắt nhịp kết hợn với cá từ như “nữa” “học mãi” đã giúp chúng ta thấy hết được ý nghĩa của điệp từ học. Đừng trước sự phát triển của thời đại thì lời dạy của Lê Nin lại càng đùng với thức tế lại vừa chí nghĩ, chí tình.
Học học nữa học mãi
Vậy tại sao chúng ta cần phải nỗ lực học tập như vậy? Đầu tiên là vì chính bản thân mỗi người. Nếu không đi học chúng ta sẽ không có trí thức để vận dụng vào cuộc sống xã hội. Có học chúng ta sẽ không bị người khác thao túng lừa gạt, chúng ta sẽ hiểu được thế nào đúng là sai. Cũng nhờ công học tập của chúng ta mà non sông đất nước của chúng ta mới có thể phát triển và trở nên giàu mạnh. Nếu chúng ta ngừng học tập chúng ta sẽ bị chính sự phát triển của xã hội đào thải và đẩy ra ngoài rìa của xã hội. Khi kho tàng trí thức của nhân loại ngày càng nhiều hơn, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển thì chúng tta lai cần phải nỗ lực không ngừng để theo kịp với bước tiến của xã hội.
Dân tộc Việt là một dân tộc hiếu học nên dù đói nghèo lam lũ đều cố gắng để con mình được theo học hành. Những tấm gương như Mạc Đĩnh Chi nhà nghèo dùng đom đóm thay đèn soi từng con chữ để học. Hay như Trang Nồi để nuôi chí học hành chàng thư sinh nghèo khó mỗi lần học xong phải sang hàng xóm mượn nôi để vét những hột cơm sót lại để ăn. Sau này thi đỗ Trạng nguyên ông mãi không quên những hạt cơm của người hàng xóm tốt bụng.
Vậy muốn thực hiện lời dạy của Lê –Nin chúng ta cần làm gì? Chúng ta cần tìm thấy niềm vui và sự say mê trong học tập. Hãy chú ý lắng nghe những kiến thức của thầy cô bạn bè dạy chúng ta. Ngoài ra chúng ta cần phải học hỏi không ngừng trong cuộc sống. Hãy dùng chính kiến thức để làm đẹp cho quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp.
TỪ KHÓA TÌM KIẾM
Hãy trình bày ý kiến của bạn về lời khuyên" Học, học nữa, học mãi"
Giá trị của lời khuyên của Lê Nin với thanh niên Liên Xô
Anh chi hay neu suy nghi cua minh ve loi khuyen "hoc, học nua, hoc mai"
Leave a Reply