Giải thích câu tục ngữ Mau sao thì nắng vắng sao thì mưa và Ếch kêu uôm uôm ao chuôm đầy nước

Chọn và chép lại hai câu tục ngữ mà em đã học hoặc sưu tầm được. Nêu ý nghĩa, giá trị của kinh nghiệm mà những câu tục ngữ ấy thể hiện. Có thể chọn hai càu có nội dung liên quan đến nhau để cùng phản tích.

Mở bài: Giới thiệu về câu tục ngữ Mau sao thì nắng vắng sao thì mưa và Ếch kêu uôm uôm ao chuôm đầy nước

Nước ta có nền nông nghiệp phát triển lâu đời. Chính vì thê mà nhân dân ta có nhiều kinh nghiệm quý báu về trồng trọt, chăn nuôi và nhất là những kinh nghiêm về việc xem thời tiết. Khi khoa học còn chưa phát triển thì ý nghĩa của những câu tục ngữ dưới đây quả là vô cùng quan trọng trong đời sống cũng như trong sản xuất của tất cả chúng ta:

Mau sao cho nắng, vắng sao thì mưa

Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước

Bài liên quan:
>>Giải thích câu tục ngữ Không thầy đố mày làm nên và Học thầy không tày học bạn

>>Giải thích về Oan Thị Kính qua đoạn trích Nỗi oan hại chồng trong Quan Âm Thị Kính
>>Giải thích ý nghĩa sự im lặng của nhân vật Phan Bội Châu trong truyện Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu

Thân bài: Giải thích câu tục ngữ Mau sao thì nắng vắng sao thì mưa và Ếch kêu uôm uôm ao chuôm đầy nước

Ngày xưa khi chưa hề có một phương tiện kỹ thuật nào tham gia vào quá trình dự báo về thời tiết thì nhân dân ta chỉ còn một cách ứng xử với những thay đổi của đất trời là dựa vào những kinh nghiệm dân gian. Những kinh nghiệm ấy phần nhiều được tổng kết thông qua việc quan sát nhiều lần các hiện tượng tự nhiên. Nó chưa đạt tới sự chuẩn xác về khoa học. Những câu tục ngữ mà chúng ta vừa mới nêu ra cũng dựa trên những kinh nghiệm dân gian như thế.

Kinh nghiệm:

Mau sao cho nắng, vắng sao thì mưa

Chỉ việc xem trời mưa hay nắng. Mau sao nghĩa là nhiều sao dày sao và sao mọc sớm. Về mùa hè, khi trời vừa sẩm tối, chúng ta bắt đầu thấy sao xuất hiện. Sao cứ thế mọc dày dần rồi đến khi trời đã vào đêm sao có thể dày chi chít không thể nào đếm được. Những hôm trời nhiều sao như thế. Theo kinh nghiệm, ngày hôm sau trời sản xuất nắng đẹp, nắng to. Và như thế người làm có thể chủ động lên kế hoạch trước những công việc của mình.

Giải thích câu tục ngữ Mau sao thì nắng vắng sao thì mưa và Ếch kêu uôm uôm ao chuôm đầy nước

Ngược với kinh nghiệm nêu trên, vào những hôm trời vắng sao, nghĩa là sao thưa, sao ít, lại thêm trời nhiều mây và u ám thì đó là hiện tượng cho biết trời sắp có mưa. Và như thế, người ta cũng có thể chủ động trong công việc hoặc chuyển sang làm việc khác nếu cần.

Có thể nói, đối với mọi người, nhất là người nông dân, thì việc biết trước trời mưa hay nắng khiến cho công việc làm ăn mới diễn ra một cách thuận lợi, dễ dàng. Cũng nhờ đó mà tránh được những thiệt hại, rủi ro không đáng có.

Câu tục ngữ này là một kinh nghiệm hay và đúng đắn về dự báo thời tiết khi trời đang ở vào lúc mùa hè. Cũng dựa trên câu tục ngữ vừa nêu thế nhưng đối với mùa đông thì kinh nghiệm trái lại:

Mau sao cho nắng, vắng sao thì mưa

Câu tục ngữ:

Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước

Cũng là một kinh nghiệm về việc dự đoán trời mưa. Ếch là một loài động vật rất mẫn cảm với việc đổi thay thời tiết, nhất là khi trời trở trời mưa. Khi trời chuẩn bị kéo cơn mưa, ếch thường cất tiếng kêu lên bờ ao, hồ, đồng ruộng. Chính vì thế mà dựa vào tiếng kêu của ếch, dân gian ta có thể biết trước trời sắp có mưa, mà hệ quả của trời mưa chính là “ao chuôm đầy nước”.

Kết bài: Cảm nghĩ về câu tục ngữ Mau sao thì nắng vắng sao thì mưa và Ếch kêu uôm uôm ao chuôm đầy nước

Những câu tục ngữ nêu trên đều là những kinh nghiệm quý về việc xem thời tiết. Vận dụng những kinh nghiệm ấy, chúng ta sẽ thấy kho tàng trí tuệ của dân gian vừa giản dị, độc đáo lại vừa sâu sắc, vừa hay.

Phan Thị Ngọc Hạnh - Khoa Ngữ Văn DHSP Hà Nội - (HNUE). Biên tập tài liệu văn học, chia sẻ văn mẫu hay