Phân tích bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận

Phân tích bài thơ đoàn thuyền đánh cá – Có người nói: “Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá là một khúc ca". Đây là khúc ca gì? Em hãy phân tích bài  thơ để chứng minh điều đó.    

Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá là một khúc ca tươi mới, lạc quan và đầy hi vọng về vẻ đẹp tráng lệ của thiên nhiên, về sức mạnh phi thường của con người và về niềm hăng say lao động của những người dân chài ra khơi. Khúc ca đó được viết bởi những âm điệu tươi vui, khỏe khoắn, gợi lên những hình ảnh sống động, lung linh đầy màu sắc. Qua khúc ca ấy, nhà thơ Huy Cận đã gửi gắm qua cái mùi nồng mặn của biển khơi và tinh thần lạc quan của con người lao động, gửi gắm cả tình yêu quê hương đất nước sâu đậm và lớn lao đến người đọc.

Khúc ca về thiên nhiên trong bài thơ mở ra một thế giới khoáng đạt và cao rộng từ lúc hoàng hôn buông xuống cho đến khi bình minh chan hòa. Khi những người dân chài ra khơi thì cũng là lúc đất trời chìm vào màn đêm đen, nhịp điệu công việc của họ cũng là nhịp điệu của thời gian, vũ trụ:

Mặt trời xuống hiển như hòn lửa
Sóng đã cài thẹn, đêm sập cửa

Các hình ảnh nhân hóa, so sảnh đặc sắc đã miêu tả chân thực về thời khắc chuyển giao giữa ngày và đêm, đồng thời qua những từ ngữ "cài then”, "sập cửa", câu thơ cũng gợi được sự gần gũi, thân quen và bình yên giữa thiên nhiên và con người. Trong ánh sáng le lói của một ngày sắp tắt, ta thấy được một khung cảnh trời nước bao la, trăng sao mây gió lồng lộng thật huy hoàng và tráng lệ. Khi màn đêm đã buông xuống thì cũng là lúc các loài cá nô nức trẩy hội. Biết bao loài cá quý đã hội tụ về đây đêm nay, nào "cá thu biển Đông như đoàn thoi", nào "cá song lấp lánh đuốc đen hồng", rồi cả "cá nhụ cá chim cùng cá đé", toàn những loài cá quý đang tạo nên một vũ hội lung linh sắc màu. Khúc ca thiên nhiên lức này tươi vui và nhộn nhịp trong bức tranh biển và trăng hiền hòa êm ái. Khi trời đã khuya, trăng rót thứ ánh sáng huyền ảo chan hòa xuống mặt biển tĩnh lặng, khiến cho mặt biển diện một chiếc áo mới lung linh dệt từ sắc màu của muôn ngàn loài cá và ánh trăng khuya.

Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe

Tác giả đã mượn hình ảnh trăng và cá để miêu tả sự giàu có, tráng lệ và cung rất nên thơ của biển cả. Và như một sinh vật đang sống trong thế giới đầy trăng và sao ấy, đêm đang thở nhẹ nhàng và đều đặn đó chính là hình ảnh nhân hóa tinh tế của ánh sao lùa sóng nước:

Đêm thở sao lùa nước Hạ Long

Sự tưởng tượng độc đáo, mang đầy tính nghệ thuật của tác giả đã khiến chộ ánh trăng ánh sao chan hòa trên biển, sóng biển vỗ nhè nhẹ, đu đưa ánh trăng làm biển như, có hồn, như đang thở những nhịp đều đặn. Khúc ca biển khơi lúc hoành tráng, huy hoàng, lúc nhộn nhịp, tươi vui, lúc lại trầm ngâm, sâu lắng và khi bình minh gõ cửa chào ngày mới, khúc ca ấy trở nên mãnh liệt và sôi nổi trong cuộc chạy đua về bến cảng.

Câu hát căng buồm với gió khơi
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi

Qua những cung bậc cảm xúc, những hình ảnh so sánh nghệ thuật độc đáo và cảm nhận tinh tế của nhà thơ, biển khơi đã hiện lên muôn hình muôn vẻ, tráng lệ và thật nên thơ.

Nếu như những khúc ca hoành tráng được hát lên để ca ngợi vẻ đẹp kì vĩ của thiên nhiên thì khúc ca lao động của con người trong bài thơ là một khúc ca lạc quan và mang đầy hi vọng. Khi những tia nắng cuối cùng buông xuống mặt biển, những người dân chài mới thực sự bắt đầu những giờ phút lao động vất vả, nhưng trong câu hát tươi vui, khỏe khoắn của bài ca lao động, ta hoàn toàn không thấy sự mệt mỏi, buồn chán và nỗi khó khăn hiện diện mà ta chỉ cảm nhận được niềm hăng say công việc và sự nhộn nhịp mạnh mẽ trên đoàn thuyền ra khơi:

Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát câng buồm cùng gió khơi

Sử dụng phó từ "lại", tác giả muốn nhấn mạnh đây là một công việc lao động thường ngày của những người dân chài, gợi cảm giác bình yên và thân quen trong những chuyến đi biển! Hình ảnh "Câu hát căng buồm cùng gió khơi là một hình ảnh ẩn dụ tinh tế và sáng tạo, biến cái ảo thành cái thực, tựa như câu hát là điểm tựa là ngọn gió tạo khí thế phơi phới giúp đoàn thuyền "căng buồm" tiến về phía trước. Tâm hồn lạc quan, niềm vui lao động và sự tư tin được thể hiện qua hình ảnh "câu hát", và cũng giống như "câu hát”, trở thành điểm tựa vững chắc cho những con người đang chinh phục biển khơi. Hình ảnh con thuyền đánh cá vốn nhỏ bé hữu hạn trước thiên nhiên qua câu thơ của Huy Cận trở nên kì vĩ, lớn lao, sánh ngang tầm vũ trụ:

Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng,

Bằng cảm nhận tinh tế và trí tưởng tượng phong phú, tác giả vẽ nên một con thuyền với gió là người cầm lái và trăng là cánh buồm lướt đi giữa không gian trời nước mênh mông. Công việc của những người đánh cá hiện lên thật thú vị, được dàn đan như một thế trận hào hùng và những người dân chài khéo léo, khỏe khoắn đang chèo lái con thuyền chinh phục đại dương.

Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.

Qua những hình ảnh so sánh, liên tưởng xuất hiện dày đặc, con thuyền và người dân chài hiện lên sánh ngang tầm với thiên nhiên vu trụ, vì thế bài ca lao động thật nhịp nhàng, sôi nổi, mang tình cảm, niềm vui của những tâm hồn tươi trẻ khi đêm đen bao trùm biển khơi, khúc ca lao động càng rộn rã theo nhịp điệu công việc:

Ta hắt bài ca gọi cá vào,
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.

Tiếng hát không chỉ có niềm vui mà còn có cả tình yêu lao động, yêu thiên nhiên, đất nước. Tiếng hát ngân dài sâu lắng như lời tri ân với biển cả. Lần đầu tiên trong thơ ca, ta cảm nhận được biển khơi gần gũi và thân thuộc như người mẹ hiền. Huy Cận đã thấy sự hào phóng của thiên nhiên, nhìn nhận biển cả như một bến đỗ, là nơi chở che, là nguồn sống của cuộc sống con người:

Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.

Khi trời hửng sáng thì cũng là lúc thành quả của một đêm lao động cần cù cũng dần hiện lên, sức mạnh của người dân chài được phác họa đậm nét trong tư thế kéo lưới:

Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng
Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông

Bốn câu thơ cuối như những nốt nhạc ngân dài cho bài ca lao động mở giữa giữa đoàn thuyền và mặt trời đang lên:

Câu hát căng buồm với gió khơi
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời

Đoàn thuyền ở đây sánh ngang với mặt trời, tác giả đã lấy hình ảnh nhỏ bé, bình dị để so sánh với hình ảnh lớn lao, vĩ đại, từ đó ông muốn nói lên cho sức sống dồi dào và tâm hồn khỏe khoắn, mạnh mẽ của những người dân chài sau một đêm lao động vất vả với những câu thơ tiếp theo, tác giả khắc họa trọn vẹn hình ảnh huy hoàng của một ngày mới đang lên, cũng là lúc một ngày làm việc của những người dân chài kết thúc. Hình ảnh cuối bài thơ "Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi" là hình ảnh kết thúc cho bài ca biển khơi – ánh nắng của một ngày mới chan hòa khắp nơi.

Nhịp điệu bài thơ hài hòa, âm hưởng khỏe khoắn hào hùng, tạo nên một khúc ca thiên nhiên và lao động lạc quan, tươi sáng. Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá khắc họa nhiều hình ảnh đẹp và tráng lệ, thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui và niềm tự hào của tác giả trước thiên nhiên, con người qùê hương. Bài thơ có nhiều sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, có âm hưởng khỏe khoắn, hào hùng thể hiện tinh thần lao động lạc quan, tươi sáng.

Từ khóa tìm kiếm:

Phân tích bài thơ đoàn thuyền đánh cá của huy cận văn lớp 9

Phan tich bai tho doan thuyen danh ca cua huy can van lop 9

Ngọ Thị Quỳnh khoa Việt Nam học trường ĐH Nhân Văn Hà Nội - Các bài văn mẫu hay nhất. Rất vui vì được phục vụ các bạn cách viết văn hay!