Phân tích Đôi mắt của Nam Cao văn 12

Đề bài: Anh/chị hãy phân tích tác phẩm đôi mắt của Nam Cao

Mở bài: Giới thiệu về tác giả tác phẩm Đôi mắt

Trong nền văn học hiện thực Việt Nam, Nam Cao là cái tên vô cùng sáng giá. Là người đến sau so với Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng nhưng Nam Cao vẫn có những tác phẩm khẳng định tên tuổi của mình. Bời vì ông quan niệm “Văn chương không dung nạp những người thợ khéo tay làm theo vài kiểu mẫu cho sẵn, văn chương chỉ cần đến những người khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”. Trước cách mạng tháng Tám Nam Cao tập trung phản ánh tấn bị kịch của người nông dân và người tri thức qua hai tác phẩm tiêu biểu là Chí Phèo và đời thừa. Còn sau khi cách mạng tháng Tám thành công nhà văn tập trung đi vào phản ánh cách nhìn nhận của một bộ phận nhà văn về người nông dân qua tác phẩm đôi mắt.

Thân bài: Phân tích tác phẩm sự nhìn nhận của nhà văn về người nông dân trong kháng chiến

Điều khiến chúng ta chú ý ở đây là nhan đề của tác phẩm. Đôi mắt theo nghĩa tả thực thì đó chính là bộ phận của con người dùng để nhìn. Nhưng ở đây nhà văn dùng theo nghĩa bóng của nó. Nói đôi mắt là nhà văn muốn nói tới sự nhìn nhận của các nhà văn về người nông dân trong kháng chiến. Cụ thể ở đây là cách nhìn khác nhau của nhà văn hoàng và nhà văn Độ. Cách nhìn đó khác nhau như thế nào? Đọc tác phẩm sẽ là câu trả lời cho câu hỏi đó.

Nhà văn Nam Cao đã xây dựng thành công hai nhân vật nhà văn là Hoàng và Độ. Nhà văn Hoàng là đàn anh của Độ. Sau đó kháng chiến nổ ra Hoàng tản cư về nông thôn sau đó mất liên lạc. Sau những tháng ngày hỏi han thì Độ biết nhà của anh Hoàng, Độ biết được nhà đàn anh này và đến thăm hỏi. Trong lần gặp mặt này hai người đã có những câu chuyện thể hiện cái nhìn của mình về người nông dân. Nhân vật Độ bước vào thì có một anh hàng xóm gọi hộ anh Hoàng. Cái cánh cửa cổng kín mít cùng con chó béc dê không ai dám vào. Ban đầu anh Hoàng phải cẩn thận nhìn xem ai mới mở cửa. Và khi nhận ra người anh em cũ anh bảo vợ xích chó lại và đưa anh vào nhà.

Có thể nói nhà văn Nam Cao đã xây dựng thành công nhân vật Hoàng giống như một phản đề. Nhân vật Hoàng hiện lên trước hết trong lối sống của mình. Anh có một gia đình thuộc tầm khá giả. Sống và hoạt động văn học anh là người đi trước so với nhà văn Độ. Thế rồi khi chiến tranh xảy ra và khiến cho nhà văn Hoàng phải rời bỏ thủ đô để về nông thôn tránh nạn. Trong khi đất nước đói nghèo và cùng nhau đấu tranh để bảo vệ đất nước thì gia đình anh chuyển về nông thôn bạt vo âm tín. Nhà văn Độ đã từng gửi rất nhiều thư cho Hoàng nhưng cũng không hề có hồi đáp lại. Ở nông thôn như thế nhưng nhà anh vẫn sống rất đầy đủ và giàu sang. Anh đóng cửa kín mít không giao tiếp với một ai. Trong khi người dân không có gạo mà ăn thì con chó nhà anh vẫn mỗi bữa đều đều thịt bò. Như vậy có thể nói người dân còn khổ hơn cả con chó nhà anh gấp vạn lần. Không những thế trong khi người dân chiến đấu nghèo đói người gầy ra chỉ còn xương bọc da thì Hoàng lại béo tốt. Đến bước chân đi còn cảm thấy nặng nề khệnh khạng. 

Nói tóm lại lối sống mà Hoàng sống là một lối sống ích kỉ hẹp hòi chỉ có biết mình trong khi cả nước chiến đấu. Đó là một lối sống cần phải lên án gay gắt.

Phân tích Đôi mắt của Nam Cao văn 12

Không chỉ lối sống sai lệch mà cách nhìn nhận về người nông dân của Hoàng cũng sai lệch. Nhà văn Nam Cao đã thể hiện điều đó trong việc kể về câu chuyện giữa Hoàng và Độ. Hoàng chê người nông dân đã ít chữ lại còn nhặng xị, tham lam, ích kỉ và buôn chuyện. Có thể nói là một nhà văn đi trước lại là người không thích dừng lại ở cái chung, lúc nào cũng phải đi đến cái cụ thể chi tiết thì Hoàng là một nhà văn có tài quan sát rất tốt. Chính vì thế những điều anh chê người nông dân không phải là vu khống và đặt điều. Đó là những điều đúng thế nhưng cái sai của anh là anh chỉ nhìn thấy cái xâu của họ mà không thấy được điểm tốt. Trong khi chính anh cũng có những điểm xấu mà anh lại không hề nhận ra. Và nhà văn xây dựng nhân vật Hoàng như một phản diện thì muốn để cho Độ – chính diện phản đối những điều Hoàng nói ra cũng là một điều rất khó vì điều Hoàng nói hoàn toàn là sự thật. Tuy nhiên nhà văn vẫn thận trọng tạo nên tình huống để cho người đọc biết được cách nhìn nhận nào là đúng.

Qua đây ta thấy Hoàng là một người nhà văn nhưng lại rất giống tư sản không hề muốn giúp đỡ nhân dân chỉ thấy được mặt xấu của họ mà không nhận ra mặt tốt của họ chính là cái mà Hoàng đang thiếu. Họ tham lam, nhặng xị như thế nhưng họ có ý thức đấu tranh để chống lại quân xâm lược bảo vệ tổ quốc còn Hoàng thì sao?. Anh chỉ biết khép cửa đóng kín mình lại trong sự bao bọc của căn nhà không cần biết ai sống thế nào. Đồng thời việc đó thể hiện niềm tin vào cách mạng thành công của Hoàng là không hề có.

Còn nhân vật Độ khi nghe những nhận xét của nhà văn Hoàng về người nông dân thì anh cũng chỉ im lặng. Nhiều câu phản bác lại để bảo vệ cho người nông dân nhưng không hề gay gắt. Nói như thế không phải nhà văn ấy chịu trước cái nhận xét ấy của Hoàng mà lại Độ không thể nói cho Hoàng hiểu được, Bởi cuộc sống và suy nghĩ của Hoàng đã lệch lạc quá rồi. Những nhận xét về người nông dân quả thật không sai nhưng cái nhìn ấy là cái nhìn tiêu cực. Đọc đoạn hội thoại bình luận ta tưởng chừng như nhà văn Độ là người lép về bị lấn át không thể làm sao mà bảo vệ được quan niệm của mình được. Tuy nhiên cái tài của nhà văn Nam Cao là dù không nói người đọc vẫn thấy được cái nhìn của Độ mới là đúng. Bởi vì lối sống của Hoàng là quay lưng lại với nông dân cách mạng, bó hẹp mình lại trong cái bao an toàn. Điều đó đủ cho thấy Hoàng xa rời quần chúng cách mạng đến nhường nào. Và Hoàng không hiểu hêt được những người nông dân. Hoàng nhìn người một cách phiếm diện. Đó là cái nhìn hoàn toàn sai lệch.
Kết thúc tác phẩm nhà văn để cho vợ chồng Hoàng đọc chuyện Tào Tháo mà cười. Và có lẽ Hoàng khi ấy mới nhận ra rằng mình cô đơn và lạc lõng trước cuộc đời này. Và phải chăng cách Hoàng nhìn nhận về người nông dân sẽ khác?

Kết bài: Tác giả nêu lên cách nhìn của những nhà văn với người dân và cách mạng

Truyện ngắn đôi mắt của Nam Cao đã nêu lên một vấn đề nóng bỏng đó là cách nhìn của những nhà văn với người dân và cách mạng, Trong tình hình đất nước ấy nhà văn có vai trò sáng tác ra những tác phẩm khơi dậy ý chí chiến đấu và ca ngợi sức mạnh của nhân dân. Nhưng nếu có những cái nhìn sai lệch như Hoàng thì liệu rằng có những tác phẩm kia không. Vì vậy mỗi nhà văn phải có trách nhiệm nhìn nhận vấn đề một cách thấu đáo sâu sắc.

Phan Thị Ngọc Hạnh - Khoa Ngữ Văn DHSP Hà Nội - (HNUE). Biên tập tài liệu văn học, chia sẻ văn mẫu hay