Phân tích Hình tượng sóng trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Đề bài: Em hãy viết bài văn phân tích cảm nhận về Hình tượng sóng trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.

Mở bài: Giới thiệu về tác phẩm Sóng của nhà thơ Xuân Quỳnh

Sóng là biểu hiện trạng thái của trái tim yêu. Nếu như ở trên, “khát vọng tình yêu” được biểu hiện thông qua sự mở rộng chiều kích không gian (sông – bể) thì ở khổ thơ này, tình yêu được biểu hiên bằng sự mở rộng chiều kích thời gian có xu hướng khẳng định (ngày xưa, ngày sau: vẫn thế). Hành trình của sóng từ sông ra biển, cũng giống như hành trình của trái tim tự bứt khỏi sự bình lặng của những qui ước thường ngày để hướng đến cuộc đời rộng lớn mà ở đó, mỗi cá nhân đều đứng trước nhiều chiều thổn thức:

Trước muôn trừng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ khi nào sóng lên?

Thân bài: Phân tích Hình tượng sóng trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Hướng về người yêu và hướng về chính mình, đối diện sóng cũng là đối diện những thử thách cuộc đời. Hàng loạt câu hỏi không lời đáp, nhưng lại là cái đích trong khát vọng của chủ thể trữ tình:

Khi nào ta yêu nhau

“Khi nào” ấy là bao giờ? Câu hỏi cũng chính là lời hứa hẹn, niềm mong khát vậy thôi!

Mối quan hệ bắc cầu và nhân quả (sóng – gió) cũng như tình yêu là những điều chẳng dễ gì cắt nghĩa được ngọn ngành, chỉ biết rằng:

Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trèn mặt nước
Ôi con sóng nhở bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức   

Hình tượng sóng được chuyển hóa từ đối tượng nhận thức sang phương tiện mở rộng chiều kích của khát vọng tình yêu. “Dưới lòng sâu” hay “trên mặt nước”, lúc âm thầm kín đáo, lúc hối hả trào dâng, sóng và nỗi nhớ song hành và trở thành niềm thao thức. Sóng tượng hình cho khát vọng tình yêu, sóng còn là ẩn dụ của nỗi nhớ khắc khoải trong tình yêu. Nỗi nhớ ấy có thể được xuất phát bất cớ nơi nào, nhưug chỉ duy nhất huớng về một đích, cũng như một nét phẩm chất của tình yêu: là xu hướng khẳng định tính vinh hằng duy nhất của nó. Sóng vừa như đối tượng khách quan, lại vừa như sự phân thân mãnh liệt của chủ thể trữ tình. Chính vì thế, hình tượng sóng được xem như hình tương sóng đôi với hình tượng em trong quan hệ đối sánh. Mức độ của “nhớ” giữa sóng và “em” được phân biệt rất rõ: “không ngủ được” và “trong mơ còn thức” là khác nhau về chất. Sóng của thiên nhiên nhớ bờ nhớ bến cứ vỗ khôn nguôi, nên còn có thể xem như “sóng thức”, còn nỗi nhớ của chủ thể trữ tình là tiếng gọi từ tiềm thức, thường trực đấy mà sao quá xa xôi. Hành tung của sóng vì thế được xem như những cách thức, phương tiện nhận thức về tình yêu của chủ thể trữ tình trước ranh giới giữa hữu hạn với vô biên, giữa hiện thực và ảo giác.

Phân tích Hình tượng sóng trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

“Sóng” và “em” trong bài thơ của Xuân Quỳnh được thể hiện qua nhiều mối tương quan thẩm mĩ:

–    Quan hệ giữa toàn thể và bộ phận (sông – bể);

–    Quan hệ giữa các chiều kích (chiều kích không gian: xuôi – ngược, chiều kích thời gian: ngày – đêm, chiều kích mức độ: lòng sâu – mặt nước).
Nhưng Sóng và “em” chỉ là một, trong sự quấn quýt hòa tan và khao khát vô bờ. Sóng đối sánh với khát khao tình yêu và hạnh phúc của chủ thể trữ tình. Đó cũng là nội dung triết lí trong hai khổ thơ cuối của bài thơ: triết lí nhân sinh, khát vọng yêu và sống của thi sĩ Xuân Quỳnh.

Tình yêu không chỉ là khái niệm, nó còn là một trạng thái cảm xúc đặc biệt của con người, mà biểu hiện của nó là muôn hình muôn vẻ. Thi sĩ Xuân Diệu viết:

Yêu là chết ở trong lòng một ít

Cứ cho sự “chết” đó là “một ít”, nhưng một ít là bao nhiêu, và chết được biểu hiện như thế nào – điều ấy thiết tưởng chỉ người đang yêu mới biết.

Nhưng cũng không hẳn thế, bởi nhà thơ Chế Lan Viên đã từng viết:

Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương.

Cái “quê hương” ấy tồn tại và biểu hiện trong sự đồng hóa, tan chảy tuyệt đối của tình yêu, khiến cho mọi nhận thức về cuộc sống (của những người đang yêu) đều ở trong một “sinh quyển” diệu huyền và thánh thiện, giao hòa và gắn kết sâu xa. Có lẽ sóng trong quan niệm tình yêu của Xuân Quỳnh cũng trong qui luật ấy.

Kết bài: Cảm nhận về Sóng trong tác phẩm cùng tên

Sáng tác văn học thường gắn liền với nhu cầu lựa chọn phạm vi đề tài và chất liệu thể hiện. Trong bài thơ, Xuân Quỳnh đã sử dụng sóng như một biểu tượng nghệ thuật độc đáo. Sóng vừa là biên độ trào dâng của cảm xúc, sóng không dừng lại dù đã gặp bến bờ, sóng vừa là ẩn dụ niềm khao khát mãnh liệt phía những chân trời mới lạ của tình yêu… Chất liệu sóng vừa gợi hình vừa gợi cảm.

Có lẽ vì thế, với tượng hình của sóng, Xuân Quỳnh đã đem đến cho người đọc một nhận thức riềng về tình yêu và hạnh phúc, như là một khát vọng sống tột cùng và da diết khôn nguôi.

Phan Thị Ngọc Hạnh - Khoa Ngữ Văn DHSP Hà Nội - (HNUE). Biên tập tài liệu văn học, chia sẻ văn mẫu hay