Phân tích nhân vật cai tuần Bưởi trong Con nhà nghèo của Hồ Biểu Chánh

Phan tich nhan vat cai tuan Buoi trong tac pham Con nha ngheo – Đề bài: Anh chị hãy Phân tích nhân vật cai tuần Bưởi trong Con nhà nghèo của Hồ Biểu Chánh văn 11.

Mỗi người trong chúng ta đều mang trong mình tình yêu quê hương sâu sắc. Đi cùng với nó, mỗi nơi lại tạo ra những người con mang đậm dấu ấn của quê hương, ví như người Bắc nhẹ nhàng, đoan trang, người Trung chịu thương chịu khó, luôn hết lòng vì mọi người hay người nam bộ luôn hào sảng, không câu nệ tiểu tiết. Trong số đo, chúng ta phải nhắc tới tác giả Hồ Biểu Chánh. Ông là một trong những nhà văn tiêu biểu trong thời kì những năm đầu của thế kỉ XX. Ông có rất nhiều tác phẩm nói về cuộc sống giản đơn mà đầy màu sắc của người dân Nam Bộ như: Con nhà nghèo, cha con nghĩa nặng, ngọn cỏ gió đùa, … nhắc tới đây, có lẽ chúng ta sẽ nhớ ngay tới hình ảnh cai tuần Bưởi. Đây có lẽ hình ảnh của một con người đậm chất người dân Nam Bộ mà ít ai có thể quên được.

Tiểu thuyết “con nhà nghèo” hấp dẫn người đọc bởi lối viết giản dị, nhẹ nhàng mà vẫn mang trong đo rất nhiều suy nghĩ nhân văn trong từng chi tiết của các nhân vật. Đọc tác phẩm mà trước mắt chúng ta như hiện lên hình ảnh của những người dân Nam Bộ cần cù, chịu khó với công việc đồng áng bên những cánh đồng trải dài ra bát ngát, thẳng cánh cò bay tít tắp cùng những bóng dừa lay lay trong gió. Toàn câu chuyện là nói về việc Tư Lưu – em gái của cai tuần Bưởi sinh một người con trai. Tư Lựu lại không phải được cưới hỏi mà đó chỉ là kết quả của mối tình vụng trộm giữa cô và con trai của cai tổng Hiếu- Hai Nghĩa. Khi đó anh Bưởi luôn lo lắng không biết phải làm như thế nào, đầu tiên khi nghe chuyện, mặt anh như “biến sắc”, sau đó anh chỉ có thể nằm trên võng, đơ ra như khúc gỗ mà lo lắng cho em gái. Anh như bị bủa vây trong suy nghĩ của chính bản thân mình. Anh lo em gái không biết sẽ bị ảnh hưởng tới cuộc sống sau này như thế nào, rồi anh lại lo liệu người con của em gái anh có được nhà bên đó chấp nhận hay không. Ngày em gái sinh, anh vội vàng cắp chiếc dù chỉ để lại có ba chữ “để tôi đi” mà đi tìm cha của đứa bé khi em gái anh đã mẹ tròn con vuông. ấy thế mà đứa con của em gái anh không được chấp nhận. Anh lại càng lo lắng, đặt trách nhiệm ấy lên đôi vai của mình. Từ những chi tiết dù nhỏ ấy, cũng đã làm cho chúng ta thấy được hình ảnh một người anh trai tuy bình dik, có chút cục mịch nhưng luôn hết lòng vì em mình, không quản ngại bất cứ điều gì. Em gái gặp khó khăn, anh cũng coi đó là trách nhiệm của mình và cố gắng làm những điều tốt nhất cho em. Người đàn ông luôn hi sinh vì người thân của mình như vậy chắc hẳn cũng phải mang tình yêu thương quê hương sâu sắc. Anh hiện lên trong tâm trí người đọc không phải bởi sự trau chuốt mà chỉ đơn giản bởi sự hi sinh của anh, anh đặt lên đôi vai của mình biết bao trách nhiệm, nỗi lòng cho vợ, cho em và cho cả đàn con của mình ở nhà nữa.

Những lời anh tâm sự với Phùng – cũng là một người ở khác đã khắc họa lên phần nào cuộc sống vất vả của anh:” tháng giêng, tháng hai tao mắc đi ghe, rồi mấy tháng nay tao về, tao mắc việc ruộng” công việc đồng áng luôn quấn lấy anh ngày này qua ngày khác, từ giăng lưới, cấy cày, thả câu, … và như đâu đây, ta như tháy hình ảnh của những người nông dân vất vả, “một nắng hai sương”, ngày ngày làm việc cần cù, chăm chỉ nhưng vẫn không thể nào no đủ bữa ăn. Không những vậy họ còn bị những thế lực bên trên chèn ép, vắt kiệt đi sức lao động của họ. cùng là số phận của con người nhưng những người điền chủ chỉ phải ngồi mát lại được hưởng hết công sức lao động của những người nông dân vất vả, không những vậy, họ còn bị soi mói, bóc lột.

Vì nhà nghèo mà cai tuần Bưởi phải đi thuê ruộng của bà tổng Hiếu để cấy cày. Thế nhưng anh đâu có được hưởng hết những thành quả lao động của mình, những gì anh của gia đình làm được luôn bị những kẻ điền chủ cướp hết. không những vây, họ luôn đe dọa, dồn ép con người vào bước đường cùng. Và đâu đây ta như thấy đâu đây hình ảnh của chị Dậu trong tác phẩm Tắt đèn, hay anh Pha của Bước đường cùng. Dù biết bất công nhưng anh cũng không thể làm gì, chỉ có thể để mọi suy nghĩ trong lòng, cam chịu những uất ức ấy mà cũng thế giãi bày cùng ai. Trên con đường trở về, anh chỉ có thể tự suy nghĩ về mọi việc, về cái gọi là nhân nghĩa của những người địa chủ và con địa chủ. Những người địa chủ thì người nông dân làm được ba phần lợi nhuận, họ đã thu mất hai phần, hay như con trai của bà tổng Hiếu, hắn cũng trắng trợn phủ nhận chính giọt máu của mình. Hắn ở cùng Tư Lựu chỉ vì thỏa mãn tình dục, bất chấp con gái người ta mang ô nhục cả cuộc đời. Như vậy thử hỏi công bằng ở đâu? Nhân nghĩa ở đâu? Vết thương đau nhói trên người, anh như nhận ra một điều rằng, những người mà anh cùng những người nông dân vất vả làm cùng chỉ là những kẻ vô nhân tính, luôn bóc lột những người lao động vất vả mà thôi, luôn tìm mọi cách gieo đau khổ cho những người tá điền, những người nông dân bần cùng trong xã hội.

Đây cũng là nét tính cách chung của những người nông dân Nam Bộ ở thể kỉ XX. Họ mang trong mình những tâm hồn giản dị, chân chất. họ nhận ra bộ mặt xấu xa của những kẻ làm giàu trên công sức lao đọng của những người khác. Tuy nhiên những người như anh Bưởi lại chưa dám có sự phản kháng mãnh liệt, tìm ra con đường riêng của mình.

Qua đây, ta có thể thấy một cách rõ nét về con người cai tuần Bưởi nói riêng và người dân Nam Bộ nói chung. Họ là những con người đáng cho chúng ta luôn trân trọng, cảm phục họ bởi họ có tâm hồn luôn đẹp đẽ, hiền lành và luôn chịu đựng hi sinh vì những người thân xung quanh mình.

Ngọ Thị Quỳnh khoa Việt Nam học trường ĐH Nhân Văn Hà Nội - Các bài văn mẫu hay nhất. Rất vui vì được phục vụ các bạn cách viết văn hay!