Phân tích nhân vật Việt và Chiến trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình

Phân tích những điểm giống và khác nhau của hai nhân vật Việt và Chiến trong truyện ngắn “ Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi.   

“ Những đứa con trong gia đình” thuộc số những tác phẩm xuất sắc nhất của Nguyễn Thi. Thành công nổi trội của truyện là nghệ thuật xây dựng các tính cách của nhân vật với cá tính đậm nét, đặc biệt là hai nhân vật: Việt và Chiến.

Trong tác phẩm, tác giả thường xuyên nói đến hình tượng dòng song lịch sử. Đó là phép tu từ ẩn dụ mà Nguyễn Thi mượn lời của nhân vật chú Năm để nói về truyền thống lịch sử của gia đình vì mỗi gia đình của đất nước Việt Nam trong chiến tranh đều có truyền thống kiên cường, anh hung, dũng cảm được truyền từ đời này sang đời khác dài như một dòng sông. Mỗi thế hệ anh hùng trong gia đình là một khác sông, mỗi gia đình là một tế bào của xã hội     nên hàng trăm con sông truyền thống gia đình đều đổ về biển. Đọc truyện ngắn ai cũng có một cảm nhận chung là có một dòng sông truyền thống liên tục chảy từ lớp người đi trước đến lớp người đi sau. Chiến và Việt đây là những đứa con trong một gia đình nông dân miền Nam giàu truyền thống cách mạng. Từ nhỏ đã đươc vun đúc lòng căm thù giặc, tình yêu thương và tự hào về truyền thống gia đình giàu lòng yêu quê hương đất nước, luôn khát khao đi đánh giặc đền nợ nước trả thù nhà và vì thế hai chị em có rất nhiều nét giống nhau. Cả hai chị em tuổi đời còn rất trẻ, tính tình hồn nhiên, ngây thơ, Việt mới mười bảy tuổi chị Chiến mười tám tuổi. Trong cuộc sống, hai chị em luôn tranh giành nhau mọi thứ: tranh công bắt ếch và bắn tàu chiến, tranh đi tong quân…Việt và Chiên đều được sinh ra trong một gia đình có ông bà, cha mẹ bị đạn giặc giết hại, trở thành những đứa trẻ côi cút, nương tựa vao nhau, yêu thương nhau vì thế lúc nhỏ đã chứng kiến cái chết đau thương của ca bị chặt đầu bêu từ xã lên huyện. Sau đó lại mất má vì đạn ca nông của giặc, nỗi đau thương mất mát quá lớn đã biến thành lòng căm thù không nguôi dâng lên thành ý chí khát vọng cầm súng giết giặc để trả thù cho ba má nên tranh nhau đi tong quân. Việt nói với anh cán bộ huyện: “ Tôi tên Việt anh cho tôi đi bộ đội’, chị Chiến cũng nói: “ Để em đi trước nó ở nhà…chú Năm thu xếp rồi hãy đi”. Lúc đó Việt đã khẳng định “ bộ chỉ mình chị biết đi trả thù hả?”    . Đến khi cả hai chị em cùng được ghi tên tòng quân thì hai chị em đã cùng nhau khiêng bàn thờ má sang nhà chú Năm gửi, cả hai cùng có chung cảm xúc “ mối thù thằng Mỹ có thể rờ thấy được vì nó đang đè nặng trên vai” chứng tỏ chị em Chiến và Việt là thế hệ những lớp người đi trước để lại tiếp nối và phát huy truyền thống lịch sử hào hùng của mỗi gia đình và dân tộc. Vì thế khi đi chiến đấu cả hai chị em đều có phẩm chất anh hùng gan góc, dũng cảm. Lúc nhỏ Chiến và Việt đã dám bắn tàu chiến Mỹ trên sông, giờ đây cả hai chị em đều luôn đối mặt với kẻ thù, lập được     rất nhiều chiến công. Chiến là bộ đội nữ địa phương và đánh nhiều trận thắng lớn vang dội làm nức lòng khắp đất nước. Chiến ra đi thề với chú Năm chưa hết giặc thì chưa về và nói với Việt “ nếu giặc còn thì tao mất”, Việt cũng vậy khi nghe chị nói, Việt cũng nói rất hài hước lại giống lời thề “ chị có bị chặt đầu chớ trừng nào tôi bị”. Câu nói giống như lời thề sắt đá thề cùng chị trả thù cho ba má chứ không bao giờ chưa hết giặc lại trở về.

Mặc dù có những nét tính cách số phận giống nhau nhưng mỗi nhân vật lại có những cá tính khác nhau. Chị Chiến là con gái nên cần cù chăm chỉ kiên trì, rất tự hào về cuốn sổ truyền thống của gia đình “ Chiến ngồi cả buổi cả ngày để đánh vần cuốn sổ của chú Năm về truyền thống lịch sử gia đình”. Trái lại Việt rất hiếu động, sôi nổi nghịch ngợm thích câu cá bắn chim. Trong cuộc tranh giành giữa hai chị em không ai chịu ai, chú Năm phải phân xử cho Việt phần thắng vì Chiến nhường em thể hiện tính cách của người chị thương em. Việt không bao giờ chịu nhường thể hiện tính hiếu thắng thích nũng nịu với chị. Trong việc lo toan tính toán công việc gia đình, Chiến nhanh nhẹn tháo vát đảm đang, lo lắng vun vén gọn gàng chua đáo thể hiện ở việc nhà để các anh ở xã làm trường học, ruộng để các cô bác làm, bàn thờ má va em út gửi sang nhà chú Năm. Chị Chiến được chú Năm khen “khôn! Việc nhà nhà nó thu được gọn thì việc nước nó mở được rộng, gọn bề gia thế đặng bề nước non”. Trái ngược với chị Chiến, Việt lại rất vô tư vô lo vô nghĩ, cứ à ừ cho qua truyện, lúc thì lăn ra ván cười khì khì, lúc thì là ngóc đầu lên dòm bàn thờ tin rằng là má đã về “ngồi ở đâu đó”, lúc lại bắt đom đóm để trong lòng bàn tay rồi “ngủ quên lúc nào không biết” . Việt và Chiến còn khác nhau về mức độ trưởng thành, Chiến sớm phải lo toan gánh vác việc gia đình nên già dặn trước tuổi xứng đáng là người con người cháu trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng, gánh vác được trọng trách lớn lao của gia đình quê hương đất nước nên khi đi bộ đội tác giả để cho Chiến có mang theo một vật nhỏ để trong ba lô đó là chiếc gương, Chiến ý thức được là mình đã lớn. Trái lại, Việt mặc dù đi bộ đội nhưng vẫn giữ nguyên tính vô tư hồn nhiên của mình, vẫn thích chiếc ná thun để nó nằm gọn trong túi áo. Mặc dù vậy nhưng Việt vẫn chiến đấu với bản lĩnh phi thường lập được nhiều chiến công trở thành người anh hùng của dân tộc.

 Việt và Chiến là hai nhân vật trung tâm của truyện ngắn. Hai nhân vật có nhiều tính cách giống nhau, đó là những phẩm chất cách mạng cao quý thiêng liêng chung của dân tộc Việt Nam. Nhưng mỗi nhân vật lại có những nét cá tính riêng nhưng đều đáng yêu đáng mến đáng quý trọng, để lại bao ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.   

Theo: Ngọ Thị Quỳnh

Ngọ Thị Quỳnh khoa Việt Nam học trường ĐH Nhân Văn Hà Nội - Các bài văn mẫu hay nhất. Rất vui vì được phục vụ các bạn cách viết văn hay!