Soạn bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

Soạn bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.

1. Phân tích các nhân tố giao tiếp thể hiện trong các câu ca dao dưới đây: đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng, tre non đủ lá đan sang nên trăng.

a) Nhân vật giao tiếp ở đây là người như thế nào?

– Nhân vật giao tiếp ở đây là để chỉ người con trai và người con gái, người con trai được so sánh với đêm, nàng là người nghe, người con trai là người giao tiếp và người con gái là người nghe, hai người giao tiếp với nhau thông qua ngôn ngữ.

b) Hoàn cảnh giao tiếp:

Trong một đêm trăng thanh người con trai tỏ tình với người con gái, và được ví von “tre non đủ lá đan sang nên trăng”. Thời gian đó phù hợp với những đôi lứa đang yêu nhau và đến tuổi hẹn hò, trong khoảng thời gian thơ mộng đó là thời gian lý tưởng để hai người yêu nhau có thể hiện tâm tư tình cảm của mình.

c)Nhân vật anh nói về tình cảm của mình với người con gái nhằm muc đích bày tỏ tình cảm của mình với người con gái đó, mong ước được sự đồng ý của người con gái, nhưng ví von tre non ý nói về người con gái đã đủ chín chắn để có thể kết duyên và đến tuổi cặp kê.

d) Cách nói của nhân vật anh phù hợp với hoàn cảnh và mục đích giao tiếp đây là một hình thức giao tiếp tế nhị nhằm thu hút được sự đồng ý của cô gái, cách bày tỏ tình cảm tế nhị rất thu hút sự chú ý của người động và nhân vật trung tâm.

2) Câu hỏi giao tiếp bằng ngôn ngữ

a)Nhân vật giao tiếp ở đây đã thể hiện giao tiếp bằng lối đối đá, có người nói người nghe, người hỏi và người trả lời :

A cổ: chào cháu chào ông ạ

Ông lão: chào lại, lớn tướng rồi nhỉ , hỏi bố cháu có gửi đèn pin lên cho ông không…

A cổ đáp lời: thưa ông có

b) Trong cuộc giao tiếp trên chủ yếu của đoạn đối thoại đó là hỏi thăm chào hỏi và đáp lại tuy nhiên có câu hỏi: bố cháu có gửi đèn pin lên cho ông không?  đây là nhằm mục đích hỏi và biết thông tin rằng có mang lên.

c) Lời nói của nhân vật A cổ với ông não là một lời nói mang tính chất lịch sử và dễ hiểu, cách đối đáp và trả lời của ông cũng khá là lịch sự, nhìn chung cuộc giao tiếp này khá thành công cho nhân vật giao tiếp.

Soạn bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

3)Ý nghĩa của giao tiếp qua các tác phẩm

  a)Khi làm bài thơ Bánh trôi nước Hồ Xuân Hương đã giao tiếp với những người phụ nữ có số phận hẩm hiu, khổ đau bất hạnh luôn phải chịu những cô đơn và những giày vò cả về mặt thể xác lẫn tinh thần. Thế hệ phụ nữ xưa có một số phận khổ đau và luôn phải chịu những đau thương mất mát.

Mục đích của tác giả ở đây là nêu lên những hy sinh và những nỗi bất hạnh của người phụ nữ cho mọi người đồng cảm và xót thương qua đây cũng nêu lên ý nghĩa sâu sắc rằng là nên tố cáo chế độ phong kiến tàn ác tối tăm.

Tác giả đã sử dụng những từ ngữ và hình ảnh như: bẩy nổi ba chìm với nước non, rắn nát mặc dầu tay kẻ lặn mà em vẫn giữ tấm lòng son…
b) Người đọc đã dựa vào nhưng hình ảnh như vừa trắng, vừa tròn, bẩy nổi, ba chìm với nước non, rắn nát,tay kẻ nặn, qua những hình ảnh và từ ngữ đó người đọc có thể đồng cảm với người phụ nữ qua đó tố cáo chế độ mục ruỗng tàn ác của phong kiến xưa, đòi lại quyền tự do bình đảng cho người phụ nữ.

4) Bài này nói về một cuộc thông báo với mục đích để người đọc và người nghe hiểu được nội dung của chương trình tổ chức tổng vệ sinh toàn trường, qua đó nhằm để cho mọi người hiểu và thực hiện tốt nhiệm vụ của mình và hoàn thành tốt công việc của tập thể, đây là cuộc giao tiếp giữa người đưa chỉ thị và người tiếp nhận chỉ thị.

5) Bức thư đó là của chủ tịch Hồ Chí Minh viết nhân ngày khai giảng, đây là một ngày trọng đại của một dân tộc trong bài viết này Bác đã nói về niềm tự hào của một dân tộc Việt nam và những niềm tự hào xúc động của bác qua những lời nói hay xúc động và giàu cảm xúc.

Mục đích của bài này: là chúc mừng ngày lễ khai giảng của toàn thể học sinh trên cả nước đây là lời khen ngợi cho cả một nền giáo dục việt nam, mong chờ của ngày khai giảng là sang năm học mới sẽ đạt được nhiều thành công hơn nữa.
Bài thơ với âm điệu da diết, thân thương những cũng mang vẻ trang nghiêm thành kính.

Phan Thị Ngọc Hạnh - Khoa Ngữ Văn DHSP Hà Nội - (HNUE). Biên tập tài liệu văn học, chia sẻ văn mẫu hay