Soạn bài Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn của Ngô Sỹ Liên

Đề bài: Soạn bài Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn của Ngô Sỹ Liên
I.    Tìm hiểu chung
1.    Tác giả

–    Ngô Sỹ Liên là một nhà sử học nổi tiếng thời Lê Sơ, ông sống vào thế kỉ XIV
–    Không những thế ông còn là một người tham gia vào khởi nghĩa Lam Sơn và có công trong việc biên soạn bộ sử kí toàn thư và hiện giờ vẫn còn lưu truyền tới ngày nay
–    Trong quân sự ông nhiều lần được Lê Lợi cử đi giao thiệp với quân nhà Minh
–    Tháng 3 – 1442 ông đỗ tiến sĩ và nhà nước cho lập bia tiến sĩ

2.    Tác phẩm

a.    Nội dung của đại Việt sử kí toàn thư: tác phẩm này là bộ chính sử lớn nhất của Việt Nam. Nó được hoàn tất vào năm 1479 với 15 quyển. Ghi chép tất cả những sự kiện lịch sử nước ta từ thời hồng bàng cho đến khi vua Lê Thái Tổ lên ngôi
b.    Giá trị tác phẩm: vừa có giá trị lịch sử lại vừa có giá trị văn học
c.    Đoạn trích:
–    Xuất xứ: được trích từ quyển 6 phần bản kỷ của đại Việt sử ký toàn thư
–    Nội dung: viết về người anh hùng Trần Quốc Tuấn, đã có công đánh thắng nhiều trận giặc ngoại xâm
–    Bố cục: 3 phần
•    Phần 1: từ đầu đến giữ được vây: kế sách của Trần Quốc Tuấn dâng lên vua khi vua đang lâm bệnh
•    Phần 2: tiếp đến Quốc Tảng vào miếu: tấm lòng trung nghĩa
•    Phần 3:còn lại: nhắc lại những chiến công và lời dặn con của Trần Quốc Tuấn
–    Vài nét về Trần Quốc Tuấn
•    Trần Quốc Tuấn ( 1231 – 1300)
•    Ông là một kiệt tướng tài ba trong hai lần đánh thắng giặc Nguyên Mông hung hãn
•    Ông là người trung quân ái quốc, có một tinh thần yêu nước sâu sắc và ý thức trách nhiệm là một công dân đối với đất nước
•    Khi mất đi ông được người đời tôn xưng là Đức thánh Trần và lập đền thơ ở nhiều nơi

II.    Phân tích
1.    Kế sách của Trần Quốc Tuấn dâng lên vua khi vua đang lâm bệnh

–    Trong tình hình nhà vua đang lâm bệnh nghĩ đến nhân dân và đất nước cho nên Trần Quốc Tuấn đã dâng lên nhà vua kế sách cho tình hình đất nước như thế:
•    Nên có chính sách phù hợp với thời thế, dụng binh phải linh hoạt không có khuôn mẫu nhất định
•    Điều quan trọng nhất để đánh giặc là toàn dân đoàn kết một lòng
•    Phải giảm thuế khóa bớt hình phạt , không phiền nhiễu nhân dân và trái lại phải cho đời sống của nhân dân được hạnh phúc đầy đủ. Đó chính là thượng sách để giữ nước
->    Qua đây ta thấy Trần Quốc Tuấn hiện lên không chỉ là một vị tướng tài ba kiệt xuất trong các trận đánh mà ông còn là một vị quan thanh liêm chính trực lo cho vận mệnh của đất nước của nhân dân.

2.    Tấm lòng chung nghĩa của Trần Quốc Tuấn

–    Tấm lòng trung nghĩa của Trần Quốc Tuấn được thể hiện qua chi tiết ông đem lời cha dặn để hỏi ý kiến hai người gia nô cũng như những người con của mình
–    Ông rất mực tôn trọng mọi người dù đó là những người gia nô ông cũng không bao giờ coi khinh mà còn hỏi họ
–    Lời cha dặn Trần Quốc Tuấn vẫn giữ ở trong lòng không bao giờ quên những không cho lời dặn đó là phải
–    Sau khi ông hỏi những người bên cạnh mình và phản ứng của họ là:
•    Hai người gia nô Yết Kiêu và Dã Tượng đã cho những ý kiến quý báu của mình và Trần Quốc Tuấn cảm phục đến phát khóc -> như thế mới biết dù là gia nô nhưng đôi khi họ lại có cái nhìn thấu đáo hơn nhiều người
•    Tiếp đến là lời nói của Hưng Vũ Vương ông cũng ngầm cho là phải
•    Còn Hưng Nhượng Vương Quốc Tảng ông giận dữ toan rút gươm trị tội nhưng tình máu mủ không đành lòng. Tuy nhiên về sau ông cấm cho con trai mình nhìn mặt mình lần cuối
->    Qua đây ta thấy ông quả là một người có tấm lòng nhân nghĩa, trung hiếu với nhà vua. Dù tài giỏi nhưng không bao giờ có mưu đồ lật đổ. Trong chuyện giáo dục con cái thì ông là một người rất nghiêm khắc

3.    Nhắc lại những chiến công và lời dặn con của Trần Quốc Tuấn

–    Đối với đất nước thì ông sẵn sàng quên thân tận trung báo quốc
–    Đối với tiến sĩ dưới quyền thì ông soạn sách khích lệ, tiến cử
–    Đối với bản thân mình ông giữ gìn khí tiết, khiêm tốn và giữ đạo trung hiếu
–    Đối với tín ngưỡng nhân dân: kính thần thánh linh thiêng phù hộ
–    Đối với quân giặc thì tuyệt đối không nương tay nếu chúng cứ tiếp tục muốn xâm lược, còn chúng thì không dám gọi tên ông mà chỉ dám gọi là An Nam hưng đạo đại vương
–    Đối với con: ông để lại những lời dặn dò chân thành, yêu thương cho con

III.    Tổng kết

–    Nội dung: đoạn trích thể hiện được phẩm chất anh hùng trung quân ái quốc của TRần Quốc Tuấn. từ việc nước đến việc nhà ông đều là một người gương mẫu
–    Nghệ thuật:kể chuyện cô đọng, ngắn gọn, nhân vật mang màu sắc huyền thoại, khắc họa nhân vật sống động

Ngọ Thị Quỳnh khoa Việt Nam học trường ĐH Nhân Văn Hà Nội - Các bài văn mẫu hay nhất. Rất vui vì được phục vụ các bạn cách viết văn hay!