Thuyết minh về chiếc nón lá của người Việt

Đề bài: Anh/chị hãy thuyết minh về chiếc nón lá của người Việt văn 10

Mở bài: Giới thiệu về chiếc nón lá

Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm từng viết trong bài thơ Đan nón rằng:

“Sao anh không về thăm quê em
Ngắm em chằm nón buổi đầu tiên
Bàn tay xây lá, tay xuyên nón
Mười sáu vành, mười sáu trăng lên”

Thân bài: Thuyết minh về chiếc nón lá của người Việt

Cùng với hình ảnh của chiếc áo dài Việt Nam thì chiếc nón lá cũng đi vào văn chương một cách tự nhiên mộc mạc như thế. Có thể nói nó mộc mạc như chính những vật liệu và con người làm ra nó vậy. Đặc biệt là nó cũng đã trở thành một nét đặc trưng của con người ViỆT Nam. Nếu như phương Tây có mũ gắn hoa, gắn lông chim, nhưng chiếc mũ mấn, miện xinh xinh thì quê hương ta có chiếc nón lá với vẻ mộc mạc giản dị nhưng lại đằm thắm dịu dàng.

Trước hết là về nguồn gốc của chiếc nón lá mộc mạc ấy. Cũng giống như những vật dụng lâu đời khác thì nón lá cũng có một cuộc đời với nhiều lần thay đổi. Hình ảnh của chiếc nón lá đầu tiên được khắc trên trống đồng Ngọc Lữ, thạp đồng đào Thịch vào khoảng 2000 – 3000 năm trước công nguyên. Không những thế hình ảnh chiếc nón lá còn được thể hiện trong đời sống của con người chúng ta từ xa xưa. Đó là hình ảnh những con người Việt nam với chiếc nón che cho con những ngày mưa đạn, nắng sương. Đó còn là hình ảnh những người mẹ người bà đi chợ đội chiếc nón trên đầu hay những lúc nắng đem ra quạt mát. Hay hình ảnh những cô thiếu nữ với chiếc áo dài tha thướt trên con phố nhỏ đầu đội nón lá nghiêng nghiêng. Hiện nay thì vẫn còn rất nhiều nơi làm nón lá mà nổi tiếng như là Huế, Phú Vang, Hương Thủy…đặc biệt chính những sản phẩm ấy là một điểm thu hút khách nước ngoài.

Nguyên vật liệu để làm ra chiếc nón lá Việt nam cũng rất mộc mạc sẵn có trong cuộc sống đời thường. Và để làm ra những chiếc nón lá đẹp thì đòi hỏi con người phải có một bàn tay khéo léo.

Nguyên liệu thứ nhất cần phải có là những chiếc lá cọ hoặc lá dừa. Người miền Bắc thì dùng lá cọ còn người miền Nam thì dùng lá dừa. Những chiếc lá dài và đẹp sẽ được chọn sau đó được phơi khô đi. Đối với lá dừa vì mỏng hơn lá cọ cho nên làm dù chọn lọc kĩ càng đến mức nào thì cũng không chắc chắn và đẹp như nón làm bằng lá cọ được. Lá dừa sau khi phơi khô thì được ngâm trong lưu huỳnh để dai hơn và sau đó làm nón. Còn lá cọ thì phải chọn những chiếc lá non vừa độ, gân lá phải xanh, màu lá phải trắng xanh thì khi làm nón mới đẹp được. Và sau đó người ta sẽ đem phơi sương cuối cùng là làm nón.

Thuyết minh về chiếc nón lá của người Việt

Nếu như lá là “phần thịt” để làm nên nón thì khung là “phần xương” nâng đỡ làm nên hình của một chiếc nón. Khung nón bao gồm vành nón và những thanh nón dọc và ngang để làm nên một chiếc nón lá hoàn chỉnh. Khung nón làm bằng tre. Vành nón có vai trò là tạo nên miệng nón hình tròn cố định những chiếc lá và thanh tre dọc. Chính vì thế mà người nghệ nhân phải có sức khỏe và sự khéo léo để làm có thể uốn cho vành nón hinh tròn. Tiếp đến là những thanh tre xếp dọc và chụm đầu trên với nhau thành hình chóp, phần còn lại gắn với phần vành nón. Công việc tiếp theo là xếp những chiếc lá sít lại với nhau và dùng những thanh tre mềm thành hình tròn giống như vành nón. Mỗi vòng tròn cách nhau nửa gang tay. Sau đó thì được khâu chỉ lại cố định. Phần đặc biệt là chúp nón thì người nghệ nhân sẽ khâu chỉ cho chắc chắn hơn, chỉ đỏ rất đẹp. Đồng thời bên trong nón người ta sâu lại những nhánh chỉ để làm thành chỗ buộc quai nón. Những chiếc quai nón màu mè đủ kiểu có thể tùy do người mua chọn. Không những thế mà bên trong người ta còn có thể thêu những dòng chữ bằng chỉ đỏ chỉ xanh, có thể thêu theo tên người đặt mua hoặc là những tên hay. Công việc tưởng chừng đã xong xuôi nhưng lại không phải. Mà công đoạn cuối cùng cũng rất quan trọng đó là quết nhựa thông để cho nón chắc chắn và không thấm nước, bóng đẹp hơn.

Công dụng của nón lá thì ai trong những con người Việt Nam chúng ta đều biết. Đó là giúp cho chúng ta tránh được mưa gió, sương muối. Đồng nghĩa với việc nó trở thành những người bạn thân thiết của những con người Việt nam nhất là những người nông dân đi ra đồng. Không biết trời nắng mưa hay râm mát thế cho nên những chiếc nón lá sẽ giúp cho người nông dân bảo vệ được đầu mình trước những hiện tượng khắc nghiệt của thiên nhiên. Hay trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm thì chiếc nón lá ấy còn để cho những người mẹ che chở cho con mình, những người vợ, người phụ nữ lấy nón che những tài liệu mật của cơ quan cách mạng. Và đến thời bình ngày nay ngoài những công dụng ấy thì chiếc nón lá còn tôn vinh lên vẻ đẹp của những người con gai Việt nam thướt tha trong tà áo dài. Có lẽ thế mà nón lá cũng đi vào thơ ca và âm nhạc một cách tự nhiên giản dị.

Không chỉ biết dùng mà chúng ta còn cần phải biết cách bảo quản nó. Muốn nón lá được bền lâu chỉ nên đội khi trời nắng, tránh đi mưa. Sau khi dùng nên cất vào chỗ bóng râm, không phơi ngoài nắng sẽ làm cong vành, lá nón giòn và ố vàng làm làm mất tính thẩm mĩ và giảm tuổi thọ của nón.

Kết bài: Cảm nghĩ về chiếc nón lá

Như vậy qua đây ta thấy được hết quá trình làm nên một chiếc nón lá Việt nam đồng thời là ý  nghĩa vai trò của nó với cuộc sống vật chất và văn hóa của chúng ta. Mỗi chúng ta phải cảm thấy tự hào vì những gì của cha ông để lại đồng thời cùng nhau giữ gìn nét văn hóa truyền thống hóa ấy mãi lâu đời.

Phan Thị Ngọc Hạnh - Khoa Ngữ Văn DHSP Hà Nội - (HNUE). Biên tập tài liệu văn học, chia sẻ văn mẫu hay