Trong vai Lang Liêu, kể lại chuyện Bánh chưng bánh giầy

Ke lai su tich Banh trung banh day – Đề bài: Trong vai Lang Liêu, kể lại chuyên Bánh chưng bánh giầy.

Mở bài: Giới thiệu về chuyện Bánh chưng bánh giầy

Từ ngày thay Tiên đế trị vì, đến nay đã được mười năm, vậy mà ta vẫn nhớ như in cái ngày mà phụ hoàng sửa lễ cúng Tiên vương rồi cũng là để chọn một người con trai vừa ý nối nghiệp đế vương.

Thân bài: Trong vai Lang Liêu, kể lại chuyện Bánh chưng bánh giầy

Năm ấy, phụ hoàng yếu lắm. Nhưng người còn băn khoăn vì không biết nên truyền ngôi báu cho ai. Một hôm, người gọi các Lạc tướng, Lạc hầu và hai mươi con trai đến rồi phán rằng:

–    Năm nay, nhân ngày giỗ Tiên vương, ai làm vừa ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho, không cứ phải là con trưởng.

Nghe xong lời phán của cha, ngay hôm đó, các huynh đệ của ta đã sai người đi khắp nơi tìm sơn hào hải vị hòng làm cỗ ngon để cúng Tiên vương và cũng là để đẹp lòng chúa thượng. Riêng ta, ta buồn lắm! Từ khi còn nhỏ, mẹ ta đã bị phụ hoàng hắt hủi. Lớn lên lấy vợ rồi ra ở riêng, ta cũng chỉ biết có cày cuốc, cấy trồng. Trong nhà chỉ có khoai lúa mà thôi.

Từ hôm đó, hôm nào ta cũng ngồi đên khuya để suy ngẫm nhưng vẫn chưa biết làm gì. Đêm ây vì mệt quá, ta bỗng thiếp đi ngay trước thềm nhà. Mơ mơ màng màng, ta như lạc đến một cõi xa xăm vô định, bỗng:

–    Con có phải là Lang Liêu không? Một cụ già tóc bạc phơ bước tới.

–    Dạ.

–    Con đang boăn khoăn vì không biết làm gì để cúng lễ Tiên vương đúng không?

–    Vâng ạ!

–     Trong trời đất không gì quý bằng lúa gạo, bởi nó do chính tay ta làm ra và nuôi sống tất cả mọi người. Con hãy lấy ngay lúa gạo làm bánh mà lễ Tiên vương.

Trong vai Lang Liêu, kể lại chuyện Bánh chưng bánh giầy

Cụ già vừa dứt lời xong thì tất cả bỗng vụt tan. Ta choàng tỉnh mới biết mình đang mơ, không phải thực. Nhưng ta nghĩ lời dạy của cụ già thật có lý. Ta bèn cùng vợ con chọn thứ thóc nếp thơm thật mẩy, giã gạo trắng, đem vo sạch rồi lấy đậu xanh, thịt lợn làm nhân gói bánh. Bên ngoài ta dùng lá dong
đùm bánh thành hình trông rất gọn mắt. Ta còn đem thứ gạo ấy đồ lên cho chín rồi giã nhuyễn và nặn thành một thứ bánh khác hình tron. Thế là sau một ngày đêm ta đã có hai mâm bánh dâng cúng Tiên vương.

Ngày lễ, vua cha đi hết một lượt ngắm các thứ sơn hào hải vị, rồi phụ hoàng đứng rất lâu bên mâm bánh của ta. Vua bèn sai người bưng hai mâm bánh lễ Tiên vương. Lễ xong, vua cha bèn hỏi:

–    Tại sao con lại chọn làm hai mâm bánh này để lễ Tiên vương mà không chọn sơn hào hải vị?

Ta bèn đem giấc mộng kể cho vua cha và cả triều thần cùng nghe. Ta còn tiếp rằng:

–    Con làm hai thứ bánh; chiếc bánh tròn tượng trưng cho trời, chiếc bánh vuông tượng trưng cho đất theo quan niệm của dân gian. Các thứ đậu xanh, thịt mỡ, lá dong là tượng trưng cho cả cây muông thú. Nhưng thưa vua cha, con còn chưa biết đặt tên cho hai thứ bánh là gì.

–    Khá khen cho Lang Liêu đã hiểu được quy luật của đất trời. Thứ bánh tròn nên gọi là bánh giầy, bánh vuông là bánh chưng. Một vị vua tốt là người biết lo cho muôn dân. Mong cho dân âm êm no đủ. Nay Lang Liêu đã dâng lễ vật hợp ý ta. Vị vua biết thương yêu dân, đất nước chắc chắn sẽ phồn thịnh, an bình. Trước linh vị Tiên vương và bá quan văn võ trong triều, ta quyết định, Lang Liêu sẽ nối ngôi ta.

Kết bài: Suy nghĩ về chuyện Bánh chưng bánh giầy

Cả triều thần ai nấy hết sức vui mừng. Còn ta, ta ghi nhớ mãi lời dạy của vua cha về sự khoan hòa, nhân ái.

Phan Thị Ngọc Hạnh - Khoa Ngữ Văn DHSP Hà Nội - (HNUE). Biên tập tài liệu văn học, chia sẻ văn mẫu hay