Đề bài: Những cảm giác, ấn tượng của những người lính lái xe trong những chiếc xe không kính trên đường ra trận của tác giả rất cụ thể, sinh động. Em hãy phân tích khổ thơ thứ hai để thấy rõ điều ấy
Bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính của nhà thơ Phạm Tiến Duật đã mang đến cho những người đọc những cảm giác,những ấn tượng vô cùng chân thực, sinh động về những người lính lái xe trên những chiếc xe không kính trên tuyến đường Trường Sơn. Hình ảnh ấy không chỉ tái hiện lại không khí của một thời kì lịch sử đầy dữ dội của dân tộc mà còn làm nổi bật lên tinh thần yêu nước cùng quyết tâm giải phóng miền Nam của những người lính cụ Hồ trong kháng chiến.
Hình ảnh của những người lính lái xe được xây dựng dựa trên hình ảnh của những chiếc xe không kính. Hay nói cách khác, thông qua những chiếc xe không kính mà nhà thơ Phạm Tiến Duật đã xây dựng lên bức tượng đài anh hùng về những người lính lái xe trong bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính. Trước hết, tác giả đã đi xây dựng lên hình ảnh của những chiếc xe không kính:
“Không có không phải xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”
Những chiếc xe vốn là những xe lành lặn, nguyên vẹn nhưng đi qua khói lửa của chiến tranh, chịu sự khủng bố khốc liệt của quân thù thì chiếc xe trở nên méo mó, không vẹn nguyên. Dễ nhận thấy nhất đó chính là những chiếc kính xe bị phá hủy hoàn toàn “Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi”. Đối lập với cái khốc liệt của chiến tranh, sự méo mó của hình dạng những chiếc xe là sự lạc quan, kiên định trong tinh thần của những người lính. Không bị tác động bởi cái hiểm nguy,khốc liệt của bom đạn, những người lính vẫn ung dung, lạc quan lái xe cùng một tinh thần kiện định tuyệt đối “Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”.
“Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa như ùa vào buồng lái”
Thiếu đi kính xe cũng đồng nghĩa với việc những người lính lái xe gặp phải rất nhiều những trở ngại trong quá trình làm nhiệm vụ chi viện. Không có kính khiến cho những cơn gió mang theo bụi đất nơi chiến trường lùa vào buồng lái, làm cho những đôi mắt cay xè,trở ngại tầm nhìn của những người lính lái xe “Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng”.
Bên cạnh những khó khăn khi chiếc xe thiếu đi những tấm kính thì tác giả Phạm Tiến Duật cũng mở ra một hình ảnh mang tính biểu tượng. Thiếu đi những tấm kính làm cho người lính khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ lái xe nhưng lại mở ra tầm nhìn sáng rõ về con đường mà mình đã lựa chọn. Đó là con đường đấu tranh giải phóng cho miền Nam. Con đường này dường như đẹp hơn, sáng hơn trước những tàn phá khốc liệt của chiến tranh.
Không có kính, những cánh chim có thể ùa vào buồng lái, vào thời khắc ban đêm thì những ánh sao dường như cũng đã trở thành người bạn thân thiết của những người lính lái xe. Như vậy, những biểu tượng của tự nhiên như sao trời, chim trời đã trở thành những người bạn đồng hành của những người lính trên đường ra trận. Qua đó ta cũng có thể thấy được tinh thần lạc quan cùng chất trẻ chảy trong con người của những người lính. Họ phát hiện ra những cảnh thơ mộng, lãng mạn trong chính hoàn cảnh khốc liệt nhất của chiến tranh.
Mời các em tham khảo thêm những bài văn mẫu hay liên quan đến bài thơ Tiểu đội xe không kính:
Leave a Reply