Từ lời thoại của Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga, đoạn văn miêu tả Phong Lai, hãy so sánh sắc thái riêng của từng lời thoại trong đoạn trích

Đề bài: Từ lời thoại của Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga, đoạn văn miêu tả Phong Lai, hãy so sánh sắc thái riêng của từng lời thoại trong đoạn trích

Trong đoạn trích Lục vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga, tác giả Nguyễn Đình Chiểu đã chú ý miêu tả con người, tính cách của các nhân vật thông qua chính lời nói cũng như hành động của họ. Trong đoạn trích này,nổi bật lên ba nhân vật:Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga và tên tướng cướp Phong Lai. Ở mỗi nhân vật tác giả lại có cách miêu tả, cách thể hiện riêng bộc lộ được sắc thái của nhân vật.

_Trước hết là nhân vật Lục vân Tiên, từ hành động đến lời nói toát ở nhân vật này chính là tinh thần chính nghĩa, ở sự dũng cảm, hiên ngang của một người anh hùng. Thấy toán cướp Phong Lai đang cướp của dân lành, không hề suy nghĩ Vân Tiên với vũ khí thô sơ “bẻ cây làm gậy” đã lao vào chúng để đòi lại công lí, bảo vệ người dân lành bị chúng hại:

“Vân Tiên ghé lại bên đàng

Bẻ cây làm gậy nhằm đàng xông vô

Kêu rằng bớ đảng hung đồ

Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân”

Vân Tiên cũng là người giàu tình thương đối với những người dân lành, mà ở đây là Kiều Nguyệt Nga, nạn nhân của toán cướp Phong Lai. Chàng không chỉ an ủi, động viên Nguyệt Nga mà còn thể hiện một con người có phép tắc, làm ơn nhưng không đặt mình ở vị thế người làm ơn mà vẫn giữ quy củ, giữ đúng đạo lí “nam nữ thụ thụ bất thân”:

“Khoan khoan ngồi đó chớ ra

Nàng là phận gái ta là phận trai”

_ Nhân vật Kiều Nguyệt Nga là một tiểu thư khuê các có học hành, hiểu được những lí lẽ ở đời. Đứng trước người anh hùng đã cứu mình nàng tự sưng rất khiêm tốn “tiện thiếp”

nàng hàm ơn của Lục Vân Tiên, Nguyệt Nga một lòng muốn báo đáp đã thể hiện được phẩm chất tốt đẹp, có ơn ắt trả cùng sự hiểu biết đạo lí ở người con gái này:

“Trước xe quân tử tạm ngồi

Xin cho tiện thiếp lạy rồi mới thưa”

_ Phong Lai nổi bật lên với tính cách thô lỗ của một tên cướp, nóng nảy “mặt đỏ phừng phừng”, thể hiện sự côn đồ, sỗ sàng qua cách gọi Lục Vân Tiên là ” thằng nào- mầy” , với sức mạnh quân đông hắn ko cần lý lẽ, bạo tàn đầy vô lí của kẻ chuyên gây đau khổ cho người khác:

“Phong Lai mặt đỏ phừng phừng

Thằng nào dám tới lẫy lừng vào đây

Trước gây việc dữ tại mầy

Truyền quân bốn phía phủ vây bịt bùng”

Tham khảo thêm những bài viết có liên quan:

Phân tích phẩm chất tốt đẹp của Lục Vân Tiên trong Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Cảm nhận về đoạn thơ Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Suy nghĩ về đoạn thơ Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

sách, văn mẫu, kiến thức online