Viết đoạn văn phân tích đoạn thơ Chị em Thúy Kiều

Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn phân tích đoạn thơ Chị em Thúy Kiều của Nguyễn Du

Văn học Trung đại Việt Nam cuối thế kỉ XVII đầu thế kỉ XIX đã chứng kiến sự bùng nổ của nhiều gương mặt nhà thơ cùng với những tác phẩm văn học có giá trị, góp phần đưa văn học Việt Nam phát triển sang một giai đoạn mới. Nổi bật lên trong các gương mặt nhà thơ đó chính là Nguyễn Du cùng tác phẩm Đoạn trường tân thanh, hay còn có tên gọi khác là Truyện Kiều. Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” là đoạn trích khá tiêu biểu, là bức chân dung chị em Thúy Kiều đầy độc đáo mà nhà văn Nguyễn Du đã kì công khắc họa.

Mở đầu đoạn trích, đại thi hào Nguyễn Du đã giới thiệu trực tiếp đến hai nhân vật chính của đoạn trích, cũng là những nhân vật trung tâm của tác phẩm Truyện Kiều:

“Đầu lòng hai ả tố nga

Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân”

“Ả” là cách gọi những người con gái trong xã hội xưa. Thúy Kiều và Thúy Vân là hai người con gái của Vương Ông, ở trong hai câu thơ này Nguyễn Du cũng đã xác định vai trò, thứ tự trong gia đình của hai chị em Thúy Vân và Thúy Kiều “Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân”. Nhà thơ Nguyễn Du giới thiệu khái quát về hai chị em Vân, Kiều trong hai câu thơ ngắn gọn, không chỉ vậy, Nguyễn Du còn thể hiện tài năng bậc thầy của mình trong việc khắc họa chân dung của nhân vật thông qua việc miêu tả tài sắc của hai chị em:

 

“Mai cốt cách tuyết tinh thần

Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”

“Mai cốt cách” là cốt cách mảnh dẻ, thanh tao của cây mai. “Tuyết tinh thần” Tinh thần của tuyết trắng và trong sạch. Dùng những hình ảnh, những biểu tượng đẹp đẽ, thanh cao của tự nhiên để nói về vẻ đẹp của hai chị em Thúy Kiều, tác giả Nguyễn Du muốn nói về vẻ đẹp thanh khiết của hai chị em đều duyên dáng, thanh cao như mai, sáng trong như tuyết.

 

“Vân xem trang trọng khác vời

Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang

Hoa cười ngọc thốt đoan trang

Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”

Khi đi miêu tả cụ thể về chân dung của từng người thì Nguyễn Du đã không lựa chọn miêu tả theo thứ tự từ chị đến em mà bắt đầu từ việc khắc họa chân dung của nàng Vân trước. Đó là một cô gái có vẻ đẹp thanh cao, trang trọng đài các như những tiểu thư khuê các xưa “Vân xem trang trọng khác vời”, sự thanh cao, sang trọng của Thúy Vân cũng được Nguyễn Du đánh giá là hơn người “khác vời”.

Khuôn mặt của nàng được Nguyễn Du vẽ lên bằng những nét bút đầy hài hòa, tài hoa, đó là một khuôn mặt đầy đặn như mặt trăng, hàng lông mày duyên dáng, yêu kiều “Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang”.

 

Trên khuôn mặt kiều diễm ấy nổi bật nên nụ cười tươi tắn, trong sáng như ngọc “Hoa cười ngọc thốt đoan trang”, qua đó ta thấy ngoài vẻ xinh đẹp hơn người còn ẩn hiện nét nhu mì, duyên dáng, đoan trang của một nàng tiểu thư khuê các. Trước vẻ đẹp của Thúy Vân, những biểu tượng của vẻ đẹp của thiên nhiên là mây và tuyết cũng phải thua, phải nhường “Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”.

Với cách dùng từ “thua”, “nhường” của Nguyễn Du ta có thể thấy chúng còn có chức năng dự báo về cuộc đời phía trước của Thúy Vân, đó là cuộc sống êm ả, ít những sóng gió.

 

“Kiều càng sắc sảo mặn mà

So bề tài sắc lại là phần hơn

Làn thu thủy nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”

Nếu ở Thúy Vân ta thấy một vẻ đẹp hiếm có thì đến Thúy Kiều tác giả đã nhấn mạnh bằng một câu khẳng định “Kiều càng sắc sảo mặn mà”, đó là vẻ đẹp mặn mà, sắc sảo của một người con gái đẹp, không chỉ hơn người về vẻ ngoài, nhan sắc mà điểm nổi bật nhất ở Thúy Kiều chính là tài năng hơn người “So bề tài sắc lại là phần hơn”. Nhưng cũng vì quá nổi bật, quá xuất sắc mà Thúy Kiều bị thiên nhiên đố kị. “Ghen”, “hờn” đã dự báo một tương lai đầy bất trắc, sóng gió của nàng Kiều.

Như vậy, qua đoạn trích Chị em Thúy Kiều tác gỏa Nguyễn Du đã xây dựng lên bức chân dung về hai nàng Vân, Kiều cũng như hé mở phần nào về tương lai, cuộc sống của hai nàng sau này.

TỪ KHOA TÌM KIẾM

CHỊ EM THÚY KIỀU

CHI EM THUY KIEU

PHÂN TÍCH CHỊ EM THÚY KIỀU

THÚY KIỀU